Chuẩn bị mâm cúng với đủ loại thức ăn, trái cây, bánh kẹo và không thể thiếu bông chưng bàn thờ ngày Tết là truyền thống, nét đặc trưng tâm linh của văn hóa Việt. Hãy cùng Nội Thất Viva tìm hiểu chi tiết về bông chưng bàn thờ ngày Tết để chọn lựa, trang trí chuẩn đẹp, ý nghĩa.
1. Các loại bông chưng bàn thờ ngày Tết nên chọn và không nên chọn
Chọn hoa chưng bàn thờ là nghệ thuật tinh tế, không chỉ mang lại vẻ đẹp mà còn chứa đựng ý nghĩa tâm linh. Dưới đây là một số loại hoa phổ biến được ưa chuộng để tạo nên không gian trang nghiêm, thẩm mỹ cho bàn thờ, án gian thờ:
1.1. Các loại bông chưng bàn thờ ngày Tết nên chọn
+ Hoa sen: Hoa sen là quốc hoa của người Việt, đồng thời là loại hoa biểu tượng của Phật giáo. Theo đạo Phật, hoa sen tượng trưng cho sức mạnh, quyền lực và sự thiêng liêng, tôn kính dành cho Đức Phật, mang đến không gian thờ cúng thanh tao, thoát tục, đầy trang trọng.
+ Hoa mẫu đơn: Hoa mẫu đơn cũng là một loại bông chưng bàn thờ ngày Tết phù hợp, trang trí không gian nội thất phòng thờ. Loài hoa này biểu trưng cho sự may mắn, thịnh vượng và hạnh phúc.
+ Hoa cúc vàng: Biểu tượng của sự trường thọ, sung túc. Đồng thời, hoa để bàn thờ lâu tàn, mang lại vẻ đẹp quý phái cho không gian.
+ Hoa lay ơn: Hoa lay ơn là bông chưng bàn thờ Tết cực kỳ phổ biến trong các gia đình Việt, mang ý nghĩa của sự thuần khiết, thanh tao, và trang nhã.
+ Hoa mai: Loài hoa biểu tượng Tết đến Xuân về ở khu vực miền Nam, biểu tượng của sự may mắn và tài lộc, tạo nên không khí tích cực và lạc quan.
+ Hoa đào: Hình ảnh Tết, nhất là khu vực miền Bắc gắn với biểu tượng hoa đào, mang không khí rộn ràng, rạng rỡ và không kém phần đẹp mắt, hợp phong thủy cho khu vực thờ cúng.
+ Hoa hồng: Cách chưng bông bàn thờ ngày Tết thường có hoa hồng vì đây là biểu tượng của tình yêu và lòng thành kính.
+ Hoa đồng tiền: Biểu tượng của sự sung túc, thịnh vượng. Chọn hoa chưng bàn thờ này tạo nên không gian tràn đầy hạnh phúc.
+ Hoa ngọc lan: Ngọc lan có màu trắng muốt, vẻ đẹp e ấp, hương thơm ngát lan tỏa xa. khắp nơi - là một trong những loại bông chưng bàn thờ Tết có hương, có sắc để dâng cúng trên ban thờ, tủ thờ.
1.2. Các loại bông chưng bàn thờ ngày Tết không nên chọn
+ Hoa ly: Mang ý nghĩa chia ly, tang tóc. Tránh sử dụng để không gian bàn thờ không bị ám buồn.
+ Hoa đại (hoa sứ): Mang ý nghĩa tang tóc. Cần tránh để không tạo cảm giác buồn bã và tiêu cực.
+ Hoa dâm bụt: Mang ý nghĩa sự mỏng manh, yếu đuối. Không phù hợp để trang trí không gian linh thiêng.
+ Hoa phù dung: Mang ý nghĩa sự ngắn ngủi, phù phiếm. Tránh sử dụng để không gian bàn thờ giữ được tính trang nghiêm.
+ Hoa nhài tây: Mang ý nghĩa sự u buồn, sầu muộn. Cần tránh hoa chưng bàn thờ này để không tạo cảm giác buồn bã trong không gian linh thiêng.
+ Hoa loa kèn: Mùi hương nồng nặc, có thể gây nhức đầu và không phù hợp làm bông chưng bàn thờ ngày Tết.
+ Hoa cúc vạn thọ: Cúc vạn thọ không nên chưng trên bàn thờ để tránh gặp những điều không may mắn, đồng thời, có mùi hôi nên không nên dâng lên ông bà tổ tiên.
2. Lựa chọn, trang trí bông chưng bàn thờ ngày Tết cần lưu ý những gì?
+ Hoa để bàn thờ lâu tàn rất tốt cho phong thủy nhưng không nên sử dụng hoa nhựa, hoa giả vì thiếu sự tôn trọng đối với các bậc bề trên.
+ Chọn số lượng bông chưng bàn thờ Tết là số lẻ, vì đây thường được xem là tượng trưng cho sự may mắn và hạnh phúc.
+ Trong việc lựa chọn bông chưng bàn thờ ngày Tết, việc quan trọng nhất không chỉ đến từ vẻ đẹp ngoại hình mà còn chạm vào tâm linh sâu sắc của phong tục truyền thống và quan điểm phong thủy. Theo quan niệm này, cách chưng bông bàn thờ ngày Tết cần chọn loại hoa phù hợp với bản mệnh gia chủ để hướng đến sự may mắn và bình an.
Ví dụ, người theo mệnh Hỏa nên tìm kiếm hoa chưng bàn thờ mang gam màu rực rỡ như đỏ và xanh lục, thể hiện sức sống và năng lượng tích cực. Trong khi đó, người mệnh Kim thì tốt nhất là lựa chọn hoa trắng và vàng, tượng trưng cho sự thuần khiết và giàu sang. Người mệnh Thổ, với sự ổn định, có thể chọn hoa vàng và đỏ mang cảm giác ấm áp và may mắn.
+ Không chỉ vấn đề màu sắc, chất lượng của hoa cũng đóng vai trò quan trọng. Cành hoa cần phải tươi tắn, lá non xanh và đầy nụ hoa, từ đó phản ánh sự sống động và tinh tế.
+ Cắm bông chưng bàn thờ ngày Tết đòi hỏi sự tinh tế để thể hiện sự tôn kính cao nhất. Hoa cần được cắm sao cho cân đối, thẳng, ít xòe ra hai bên, tạo nên bức tranh trang trí lịch sự và trang nhã.
+ Không nên đặt quá nhiều lọ hoa trên bàn thờ, tối đa chỉ 2 lọ. Điều này giúp duy trì sự cân đối và tránh gây ra sự lộn xộn không mong muốn.
+ Không chỉ vậy, mặc dù mỗi loại hoa đều mang ý nghĩa tâm linh đặc biệt nhưng chỉ nên chọn từ hai đến ba loại hoa khác nhau để cắm. Tránh chọn quá nhiều làm rối mắt, tốn tiền, tốn thời gian.
+ Quan trọng hơn, dâng hoa là biểu hiện của lòng thành và tâm huyết của gia chủ. Điều này cần được thực hiện một cách thành tâm, tích cực thì mới có thể thu hút tài lộc và may mắn cho gia đình một cách trọn vẹn.
+ Nếu muốn hoa để bàn thờ lâu tàn, nên rửa sạch bình cắm và sử dụng nước dưỡng hoa là cần thiết. Cành hoa nên được cắt xéo để hút nước tốt hơn, đồng thời loại bỏ bụi bẩn, đất bám và các vết bẩn không mong muốn.
3. Cách chưng bông bàn thờ ngày Tết và mẹo giúp hoa để bàn thờ lâu tàn
- Trước khi cắm hoa
+ Chọn hoa tươi: Nên chọn hoa hoặc bông chưng bàn thờ ngày Tết vừa hé nở, búp to, cánh dày, cành mập và cứng cáp. Tránh chọn hoa nở quá to hoặc hoa đã héo úa.
+ Cắt tỉa hoa chưng bàn thờ: Dùng dao sắc cắt vát chéo cành hoa khoảng 45 độ. Loại bỏ những lá ở phần cành sẽ bị ngập nước.
+ Ngâm cành hoa: Ngâm cành hoa vào nước ấm khoảng 30 phút trước khi cắm.
- Khi cắm hoa
+ Chuẩn bị bình, lọ đựng hoa: Rửa sạch lọ cắm bằng nước ấm và xà phòng. Nên chọn lọ có kích thước phù hợp với số lượng bông chưng bàn thờ ngày Tết.
+ Nước cắm hoa: Dùng nước sạch, không nên dùng nước máy vì có thể chứa nhiều Clo. Có thể thêm một số chất vào nước để giúp hoa tươi lâu hơn như: hòa thêm 1 muỗng cà phê đường giúp cung cấp dinh dưỡng cho bông chưng bàn thờ Tết; 1 muỗng cà phê nước cốt chanh hoặc giấm táo giúp giảm độ pH của nước, ngăn ngừa vi khuẩn phát triển…
+ Cắm hoa: Cắm hoa vào lọ sao cho cành hoa được ngập nước khoảng 2/3. Không nên cắm quá nhiều hoa vào một lọ.
+ Đặt bình hoa: Đặt bình hoa ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và gió mạnh.
- Chăm sóc hoa
+ Thay nước: Thay nước cho bông chưng bàn thờ ngày Tết mỗi ngày, đồng thời cắt tỉa cành hoa khoảng 1cm mỗi lần.
+ Giữ bình hoa sạch: Rửa sạch bình hoa mỗi khi thay nước.
+ Phun sương: Phun sương lên hoa mỗi ngày để giữ ẩm, giúp hoa để bàn thờ lâu tàn.
Ngoài ra, cách chưng bông bàn thờ ngày Tết có thể áp dụng một số mẹo dân gian để giúp bông chưng bàn thờ ngày Tết tươi lâu hơn, ví dụ như: đặt một đồng xu vào đáy bình hoa, cho một vài viên đá lạnh vào nước cắm hoa…
Trên đây là tổng hợp chi tiết về bông chưng bàn thờ ngày Tết cho bạn tham khảo, áp dụng khi cần.
Với không khí rộn ràng Tết đến Xuân về, Nội Thất Viva kính chúc quý khách năm mới Vạn sự như ý - Tấn tài tấn lộc – Mã đáo thành công!