Gợi ý 4 bài văn cúng rằm tháng 7 tại nhà đầy đủ nhất theo phong tục

Dưới đây là các bài văn cúng rằm tháng 7 tại nhà đầy đủ cho nghi lễ cúng thần linh, gia tiên và chúng sinh. Mời bạn cùng tìm hiểu ngay những bài cúng, văn khấn đúng nghi thức nhất theo Văn khấn Cổ truyền Việt Nam. 

1. Cúng rằm tháng 7 âm lịch  - truyền thống ý nghĩa của người Việt

Rằm tháng 7 âm lịch là dịp lễ hàng năm để con cháu bày tỏ lòng biết ơn đối với ông bà, cha mẹ, tổ tiên đã khuất. Vào ngày này, các gia đình Việt thường chuẩn bị mâm cỗ cúng Phật, thần linh, gia tiên và chúng sinh.

Truyền thống cúng rằm tháng 7 được xuất phát từ truyền thuyết xưa. Đó là vào 15/7 Âm Lịch Diêm Vương sẽ mở cửa Quỷ môn quan để các vong hồn trở lại dương gian. Đây là dịp để các gia đình sửa soạn lễ nhằm mời thân nhân đã khuất của mình, bố thí cho những cô hồn dã quỷ vất vưởng không ai cúng tế…

Gợi ý 4 bài văn cúng rằm tháng 7 tại nhà đơn giản và đầy đủ nhất theo phong tục Việt Nam

Rằm tháng cô hồn cũng trùng với dịp lễ Vu lan báo hiếu. Đây cũng là ngày để mọi người hướng về cội nguồn, tổ tiên và các đấng sinh thành. Năm nay, rằm tháng 7 đúng vào ngày Chủ nhật, 18/8/2024 dương lịch.

Văn khấn là một phần không thể thiếu trong nghi lễ cúng rằm tháng 7. Vậy đầy đủ các bài văn khấn rằm tháng 7 trong nhà chuẩn nhất theo Văn khấn Cổ truyền Việt Nam thế nào? Chi tiết bài khấn rằm tháng 7 tại gia sẽ có ở mục 3.

Xem thêm: Lễ Vu Lan rằm tháng 7: Nguồn gốc, ý nghĩa và những nghi lễ quan trọng

2. Thứ tự 4 lễ cúng trong ngày Rằm tháng 7

Rằm tháng 7 là dịp quy tụ nhiều nghi lễ lớn như lễ Vu Lan, lễ xá tội vong nhân,..… Vào rằm tháng 7, gia chủ thường sẽ đến làm lễ cúng Vu Lan ở chùa rồi mới cúng, đọc bài cúng lễ vu lan tại nhà và đọc bài văn khấn rằm tháng 7 tại nhà.

Nếu theo đạo thì gia đình sẽ làm mâm cúng Phật, và đặt lên bàn thờ Phật. Nếu không có bàn thờ Phật, thứ tự để sắp xếp đó là đọc văn khấn phật rằm tháng 7 tại nhà trước, mâm cúng Phật ở trên cao nhất, còn mâm cúng thần linh và gia tiên  do đó đèn hương trên tủ thờ, án gian thờsập thờ  xếp phía bên dưới và chúng thí thực cô hồn cuối cùng. 

Gợi ý 4 bài văn cúng rằm tháng 7 tại nhà đơn giản và đầy đủ nhất theo phong tục Việt Nam

Mâm cúng chúng sinh phải đặt ở ngoài sân, ngoài cổng và trước cửa nhà. Cần lưu ý, phải đọc bài cúng chúng sinh tại nhà trước 12 giờ trưa ngày 15/7 âm.

Cụ thể, theo Giáo lý nhà Phật thứ tự 4 lễ cúng Rằm tháng 7 gồm có:

  • Thứ nhất là lễ cúng Phật.
  • Thứ hai là cúng thần linh.
  • Thứ ba là cúng gia tiên.
  • Thứ tư là cúng chúng sinh.

Gợi ý 4 bài văn cúng rằm tháng 7 tại nhà đơn giản và đầy đủ nhất theo phong tục Việt Nam

3. Bài văn cúng rằm tháng 7 tại nhà giúp buổi lễ được diễn ra suôn sẻ

3.1. Văn khấn cúng Phật Rằm tháng 7 tại nhà

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát, Đức Mục Kiền Liên Tôn Giả.

Hôm nay là ngày rằm tháng Bảy…

Tín chủ chúng con là…

Ngụ tại…

Thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật và các thứ cúng dâng, bày lên trước án.

Chúng con thành tâm kính mới ngài Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát, Đức Mục Kiền Liên Tôn Giả.

Chúng con thành tâm kính mời ngài Kim Niên Đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân và tất cả các vị thần linh cai quản trong khu vực này.

Cúi xin các ngài giáng lâm án tọa, xét soi chứng giám.

Nay gặp tiết Vu Lan, ngày vong nhân được xá tội. Chúng con đội ơn Tam Bảo, Phật trời phù hộ, thần linh các đấng che chở, công đức lớn lao nay không biết lấy gì đền báo.

Do vậy kính dâng lễ bạc, giãi tỏ lòng thành, nguyện mong nạp thụ. Phù hộ độ trì cho chúng con và cả gia đình luôn mạnh khỏe, già trẻ bình an, một lòng hướng về chính đạo, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long.

Giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Gợi ý 4 bài văn cúng rằm tháng 7 tại nhà đơn giản và đầy đủ nhất theo phong tục Việt Nam

3.2. Văn khấn rằm tháng 7 cúng thần linh

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật !

Con xin chân thành kính lạy chín phương Trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương. Con xin chân thành kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ, chư vị tôn thần. Con xin chân thành kính lạy ngài Đông Thần quân. Con xin chân thành kính lạy ngài Bản gia thổ địa. Con xin chân thành kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức tôn thần. Con xin chân thành kính lạy các ngài tiền hậu địa chủ, Tài thần. Con xin chân thành kính lạy các tôn thần đang cai quản trong khu vực này.

Chúng con tên là… hiện ngụ tại…

Hôm nay là ngày rằm tháng 7 năm Giáp Thìn, chúng con chân thành sửa soạn hương hoa, kim ngân, trà, quả, thắp nén nhang thơm dâng lên trước án. Chúng con xin chân thành kính mời ngài Kim niên đương cai Thái tuế chí đức tôn thần, ngài Bản cảnh thành hoàng chư vị đại vương, Long mạch tôn thần, ngài Bản gia Thổ địa, các ngài Ngũ thổ, Ngũ phương, Táo phủ Thần quân, Phúc đức chính thần và các ngài tôn thần đang cai quản trong khu vực này.

Con xin các ngài nghe thấu lời mời, xót thương gia chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù độ hộ trì chúng con toàn gia an lạc, công việc phát triển, người người được bình an, tài lộc tăng tiến, sở nguyện tòng tâm, sở cầu tất ứng, tâm đạo mở mang.

Chúng con chuẩn bị lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin các ngài phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Gợi ý 4 bài văn cúng rằm tháng 7 tại nhà đơn giản và đầy đủ nhất theo phong tục Việt Nam

3.3. Văn khấn gia tiên Rằm tháng 7 Âm lịch

Bài cúng Rằm tháng 7 gia tiên tại nhà theo truyền thống như sau: 

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần).

Con lạy chín phương trời, mười phương chư phật, chư phật mười phương.

Con kính lạy tổ tiên nội ngoại và chư vị Hương linh.

Tín chủ chúng con là…

Ngụ tại…

Hôm nay là ngày rằm tháng 7 năm Nhân gặp tiết Vu Lan vào dịp Trung Nguyên, chúng con nhớ đến tổ tiên ông bà cha mẹ đã sinh thành ra chúng con gây dựng cơ nghiệp, xây đắp nền nhân, khiến nay chúng con được hưởng âm đức.

Chúng con cảm nghĩ ơn đức cù lao khôn báo, cảm công trời biển khó đền nên tín chủ con sửa sang lễ vật, hương hoa, trà quả, kim ngân vàng bạc, thắp nén tâm hương, thành kính lên các cụ Cao Tằng Tổ Khảo, Cao tằng Tổ Tỷ, Bá Thúc Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội và tất cả các hương hồn trong nội tộc, ngoại tộc của họ….

Cúi xin các vị thương xót cháu con, linh thiêng hiện về, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho con cháu khỏe mạnh bình an, lộc tài vượng tiến, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long, hướng về chính giáo.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)

Gợi ý 4 bài văn cúng rằm tháng 7 tại nhà đơn giản và đầy đủ nhất theo phong tục Việt Nam

 

Xem thêm: Gợi ý 4 bài cúng đốt vàng mã cho gia tiên giúp nghi lễ diễn ra đúng phong tục

3.4. Văn khấn chúng sinh Rằm tháng 7 tại nhà

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần).

Con lạy chín phương trời, mười phương chư phật, chư phật mười phương.

Con lạy Đức Phật Di Đà

Con lạy Bồ Tát Quan Âm.

Con lạy Táo Phủ Thần quân Chinh thần.

Tiết tháng 7 sắp thu phân

Ngày rằm xá tội vong nhân hải hà

Âm cung mở cửa ngục ra

Vong linh không cửa không nhà

Đại Thánh Khảo giáo - A Nan Đà Tôn giả

Tiếp chúng sinh không mả, không mồ bốn phương

Gốc cây xó chợ đầu đường

Không nơi nương tựa đêm ngày lang thang

Quanh năm đói rét cơ hàn

Không manh áo mỏng - che làn heo may

Cô hồn năm bắc đông tây

Trẻ già trai gái về đây hợp đoàn

Nay nghe tín chủ thỉnh mời

Lai lâm nhận hưởng mọi lời trước sau

Cơm canh cháo nẻ trầu cau

Tiền vàng quần áo đủ màu đỏ xanh

Gạo muối quả thực hoa đăng

Mang theo một chút để dành ngày mai

Phù hộ tín chủ lộc tài

An khang thịnh vượng hòa hài gia trung

Nhớ ngày xá tội vong nhân

Lại về tín chủ thành tâm thỉnh mời

Bây giờ nhận hưởng xong rồi

Dắt nhau già trẻ về nơi âm phần

Tín chủ thiêu hóa kim ngân

Cùng với quần áo đã được phân chia

Kính cáo Tôn thần

Chứng minh công đức

Cho tín chủ con

Tên là:…

Vợ/Chồng:..

Con trai:..

Con gái:..

Ngụ tại:...

Gợi ý 4 bài văn cúng rằm tháng 7 tại nhà đơn giản và đầy đủ nhất theo phong tục Việt Nam

(*) Thông tin bài viết chỉ mang tính chất tham khảo chiêm nghiệm?

4. Bài cúng đốt quần áo tháng 7

Nam mô A di đà Phật (3 lần)

Con lạy Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giáng trần

Con lạy Bồ Tát Quan Âm con lạy Táo phủ Thần quân chính thần

Tiết tháng 7 sắp thu phân

Ngày rằm xá tội vong nhân hải hà

Âm cung mở cửa không nhà bơ vơ

Đại Thánh Khảo giáo

A nan Đà Tôn giả

Tiếp chúng sinh không mả, không mồ bốn phương

Gốc cây xó chợ đầu đường

Không nơi nương tựa đêm ngày lang thang

Quanh năm đói rét cơ hàn

Không manh áo mỏng, che làn heo may

Cô hồn nam bắc đông tây

Trẻ già trai gái về đây hợp đoàn

Dù rằng: Chết uổng, chết oan

Chết vì nghiện hút chết tham làm giàu

Chết tai nạn – chết ốm đau

Chết đâm chết chém chết đánh nhau tiền tình

Chết bom đạn, chết đao binh

Chết vì chó dại, chết đuối, chết vì sinh sản giống nòi

Chết vì sét đánh giữa trời

Nay nghe tín chủ thỉnh mời

Lai lầm nhận hưởng mọi lời trước sau

Cơm canh cháo nẻ trầu cau

Tiền vàng quần áo đủ màu đỏ xanh

Gạo muối quả thực hoa đăng

Mang theo một chút để giành ngày mai

Phù hộ tín chủ lộc tài

An khang thịnh vượng hài hòa gia trung

Nhớ ngày xá tội vong nhân

Lại về tín chủ thành tâm thỉnh mời

Bây giờ nhận hưởng xong rồi

Dắt nhau già trẻ về nơi âm phần

Tín chủ thiêu hóa kim ngân

Cùng với áo quần đã được phân chia

Kính cáo tôn thần

Chứng minh công đức

Cho tín chủ con

Tên là

Vợ: …

Chồng:...

Con trai:...

Con gái:...

Ngụ tại số nhà… đường… quận huyện... xã… tỉnh…

Nam mô A di đà Phật

Sau khi đốt tiền vàng, quần áo xong  thì rải muối, gạo ra 5 phương 4 hướng.

5. Cách hóa vàng mã cúng đúng nghi lễ

  • Thực hiện cúng hoá vàng mã ở sân hoặc một góc vườn sạch sẽ. Theo đó, người ta bắt đầu hóa tiền vàng khi gần hết 1 tuần hương. Mỗi lễ vàng tiền sẽ được hóa riêng theo thứ tự từ các bậc cao xuống gia thần trước, gia tiên sau.
  • Vái ba vái và khấn như sau trước khi hạ mỗi lễ: "Gia chủ xin hóa kim ngân, tiền vàng, … thỉnh vong linh gia tiên nhận chút lễ bạc, tâm thành. Kính cáo tôn thần, xin được rước vong linh cho về âm giới”.

Gợi ý 4 bài văn cúng rằm tháng 7 tại nhà đơn giản và đầy đủ nhất theo phong tục Việt Nam

6. Rằm tháng 7 cúng lễ Vu Lan báo hiếu nên cúng mặn hay chay?

Việc cúng bằng lễ vật chay hay mặn tùy thuộc vào tập tục mỗi địa phương hay quan niệm mỗi gia đình. Mâm cúng chay hay mặn không quan trọng bằng lòng thành của con cháu. Không hẳn cứ cúng linh đình thì mới là được ông bà tổ tiên phù hộ. Tiến hành xong bài khấn rằm tháng 7 tại nhà, lễ cúng thì con cháu thụ hưởng, có gì hưởng nấy.

Theo dân gian, rằng Rằm tháng 7 nên cúng chay hay ăn chay cả tháng cô hồn nhằm để người còn sống cảm nhận sự thanh tịnh về tâm hồn. Người đã khuất theo đó cũng không còn sân si hay lưu luyến phàm trần. Sớm giải thoát để vào cõi cực lạc.

Đối với những nơi không có thói quen dùng lễ chay, ăn chay nên oàn toàn có thể cúng đồ mặn. Có điều, cần chủ trương không nên cúng lễ quá linh đình, gây lãng phí hay say sưa nhậu nhẹt, ăn uống thả ga.

Gợi ý 4 bài văn cúng rằm tháng 7 tại nhà đơn giản và đầy đủ nhất theo phong tục Việt Nam

Trên đây là chia sẻ là văn khấn, bài cúng Rằm tháng 7 tại gia cho gia tiên, thần linh, chúng sinh và những lưu ý xoay quanh. Hy vọng những thông tin vừa chia sẻ trên đây sẽ góp phần giúp bạn thực hiện nghi thức đúng và chuẩn. Có được sự chuẩn bị đầy đủ, chu đáo nhất để tiến hành nghi lễ tốt đẹp. Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng làm văn khấn mùng 1 tháng 7 tại nhà, dùng cho lễ cúng cô hồn hàng tháng, để cầu sức khỏe, bình an nhé! Chúc bạn gặp được nhiều may mắn, tốt lành.

Đừng quên thường xuyên cập nhật những tin tức mới nhất của Nội thất Viva nhé. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết!

*Thông tin chỉ mang tính chất chiêm nghiệm