Lễ Vu Lan rằm tháng 7: Nguồn gốc, ý nghĩa và những nghi lễ quan trọng
Lễ Vu Lan là một trong những nghi lễ truyền thống của người Việt, được tổ chức vào rằm tháng bảy hằng năm. Đây là dịp để tưởng nhớ, báo hiếu và đền đáp công ơn của đấng sinh thành, dưỡng dục. Với nhiều ý nghĩa nhân văn, ngày lễ này đã lan rộng ra và trở thành ngày lễ báo hiếu. Ngay sau đây, Nội thất Viva sẽ chia sẻ đến bạn thông tin về lễ Vu Lan 2024.
1. Lễ Vu lan báo hiếu là gì?
Lễ Vu Lan (nhằm ngày rằm tháng Bảy âm lịch hằng năm) còn được gọi là ngày Báo Hiếu. Lê này trùng với ngày Rằm tháng 7 Xá tội vong nhân của phong tục Á Đông, và cũng trùng với Tết Trung nguyên của người Hán.
Đây là một trong những ngày lễ rất quan trọng của Phật giáo (Đại thừa Bắc tông) và trong phong tục, văn hóa Á Đông. Xuất phát từ sự tích Bồ tát Mục Kiền Liên với lòng đại hiếu cứu được mẹ mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ (quỷ đói).
Lễ Vu Lan hằng năm là dịp để tưởng nhớ công ơn cha mẹ và tổ tiên nói chung. Trong dịp lễ Vu Lan truyền thống này, mỗi người sống chậm lại, yêu thương nhiều hơn. Kèm với cùng những gửi gắm tình cảm và hành động thực tế. Để đền đáp ơn cha mẹ, những ân trọng và chia sẻ với người xung quanh mình. Người con thường sẽ đi chùa, phóng sinh làm phước để cha mẹ được hưởng công đức.
2. Lễ Vu Lan 2024 là ngày nào?
Theo truyền thống, ngày rằm tháng 7 Âm lịch hằng năm sẽ diễn ra Lễ Vu Lan báo hiếu.
Tính theo Dương lịch, thời gian diễn ra lễ Vu Lan 2024 năm nay sẽ rơi vào Chủ Nhật, ngày 18/08/2024 (15/7 Âm lịch).
3. Nguồn gốc ra đời của ngày Vu Lan báo hiếu
Lễ Vu Lan báo hiếu được bắt nguồn từ một truyền thuyết được ghi lại trong kinh Vu Lan Bồn.
Theo kinh Vu Lan Bồn ghi lại rằng, Tôn giả Mục Kiền Liên - một đệ tử xuất chúng của Đức Phật. Đã dùng phương thức báo hiếu mà Đức Phật đã truyền dạy và cứu mẹ mình khỏi kiếp ngục quỷ thanh công.
Chuyện kể:
Khi Đại Đức Mục Kiền Liên tu luyện thành công, ngài đã nhớ đến người mẹ Thanh Đề đã mất của mình, và sử dụng mắt phép tìm kiếm bà đã về đâu.
Tuy nhiên, thật đau lòng khi kết quả bất ngờ rằng ngài đã phải tận mắt nhìn thấy mẹ mình bị đày thành Ngạ Quỷ đi lang thang khắp nơi. Rất cực khổ, đói khát để bù lại cho những việc ác mà bà đã làm. Không thể tiếp tục chứng kiến cảnh này, Đại Đức Mục Kiền Liên đã sử dụng phép để biến cơm dâng đến tận địa ngục cho mẹ. Nhưng thật không may khi những thức ăn này đều hóa thành lửa.
Thương xót trước tình cảnh này của mẹ, ngài cầu cứu lên Phật Tổ. Theo lời Đức Phật dạy trước đó, dù có thần thông quảng đại đến đâu thì Đại Đức Mục Kiền Liên cũng chẳng đủ sức để cứu mẹ. Chỉ có một biện pháp duy nhất, đó là dựa vào sức mạnh hợp lực của chư tăng khắp phương.
Nghe vậy, Tôn giả Mục Kiền Liên đã làm đúng theo lời Đức Phật căn dặn. Cung thỉnh chư Tăng kèm sắm sửa lễ cúng vào 15/07 Âm lịch. Điều này đã giúp mẹ Ngài được giải thoát.
Theo lời dặn thêm của Đức Phật là "Chúng sanh ai muốn báo hiếu cha mẹ thì cũng dùng cách này". Cũng theo sự tích Vu Lan báo hiếu này, ngày Lễ Vu Lan báo hiếu rằm tháng 7 đã ra đời.
Theo đó, ngày 15/7 Âm lịch hằng năm cũng là ngày được chọn để thỉnh chư tăng, làm lễ cúng dường Tam Bảo cứu lấy phước cho mẹ.
4. Ý nghĩa thờ cúng
- Theo phong tục Á Đông, Lễ Vu Lan trùng với ngày Rằm tháng 7 Xá tội vong nhân. Theo tín ngưỡng dân gian, ngày này các vong nhân sẽ được mở cửa ngục và ân xá. Cũng từ đó, có lễ cúng Cô Hồn cho các vong linh không nơi nương tựa, phải lang thang khắp nơi, không người thân thích trên trần gian.
- Cũng trong ngày này, mọi tù nhân ở Địa Ngục sẽ có cơ hội được thoát sanh, xá tội. Vậy nên, bên cạnh mâm cúng tổ tiên, ông bà trong nhà thì trong dịp lễ Vu lan này, mọi người sẽ cúng thêm một mâm ngoài trời để dành cho những cô hồn, ma đói không nơi nương tựa.
- Trong Phật giáo, lễ Vu lan cũng là dịp để các phật tử cầu siêu cho những người đã khuất, phóng sinh, làm phúc bố thí để cầu an, tích phước và mong cầu, tăng thọ tăng phúc cho mẹ cha, hóa giải nghiệp chướng...
- Đồng thời, các phật tử đến chùa trong dịp lễ Vu Lan này sẽ được cài một bông hoa hồng lên áo. Sắc đỏ tượng trưng cho những ai còn mẹ và sắc trắng cho những ai mất mẹ.
- Ngày nay, ý nghĩa của đại lễ Vu Lan đã được nhân rộng ý nghĩa hơn. Đó là kệ gọi ý thức xã hội về tinh thần hiếu kính, đền đáp ơn nghĩa của Đức Phật.
- Khuyến khích sự đền ơn, tri ân bốn nguồn ân đức, đó là: Tri ân và đền ơn đấng sinh thành; thầy cô giáo đã truyền đạt tri thức, dạy dỗ ta nên người; tri ân những bậc tiền bối đã xả thân mình xây đất nước, những anh hùng liệt sỹ đã hy sinh mang lại độc lập, chủ quyền dân tộc. Và cuối cùng đó tri ân chính đồng loại con người.
5. Ý nghĩa của việc cài bông hồng trên ngực áo trong lễ Vu Lan
Đối với người Việt, Lễ Vu Lan là một trong những ngày lễ trọng đại nhất của dân tộc Việt Nam. Và đã là một phần không thể thiếu trong văn hoá và tín ngưỡng của người Việt. Trong thời đại ngày nay, cần đề cao và biểu dương tinh thần đạo hiếu để bồi đắp truyền thống đó, ngày càng trở thành nguồn sức mạnh văn hóa của dân tộc.
Bông hoa hồng đỏ cài trên ngực áo là lời nhắc nhở cho những ai may mắn còn mẹ. Hãy cố gắng hiếu kính, hết lòng vâng lời, lễ phép với mẹ cha. Còn đối với những người cài hoa trắng sẽ là một lời nhắc nhở đừng bao giờ quên công ơn dưỡng dục của mẹ cha. Đồng thời gìn giữ nề nếp, gia phong, anh em hòa thuận.
6. Những điều nên và không nên làm trong ngày Lễ Vu Lan
Như đã nói trên, lễ Vu Lan không chỉ là ngày quan trọng trong Phật giáo với ý nghĩa tưởng nhớ công ơn sinh thành của cha mẹ và tổ tiên. Mà còn trùng với ngày Rằm tháng 7 - lễ Xá tội vong nhân. Vậy nên, trong dịp lễ Vu Lan này có những việc nên và không nên làm mà mọi người cần phải tuân thủ.
6.1. Những việc nên làm
Theo đúng tinh thần báo hiếu, báo ân của lễ Vu Lan, bạn nên làm những việc sau đây để có mùa lễ ý nghĩa:
- Viếng thăm, dâng hoa và thắp hương lên mộ tổ tiên, ông bà để tưởng nhớ, tri ân cội nguồn.
- Dành thời gian bên mẹ cha, trở về để cùng mẹ cha ăn bữa cơm đầm ấm. Tuy giản đơn nhưng lại đầy ý nghĩa.
- Thăm hỏi, quan tâm, cha mẹ, ông bà và tặng những lời chúc, món quà ý nghĩa. Đây chính là hoạt động thiết thực để bạn thể hiện lòng hiếu thảo, tình thương và mang đến niềm vui cho ông bà, cha mẹ.
- Đi chùa cầu an, tham gia những hoạt động ý nghĩa trong Đại lễ Vu Lan. Như cầu an cho cha mẹ nếu họ còn hoặc cầu siêu cho những đấng sinh thành đã khuất.
- Làm mâm cúng lễ cho ông bà tổ tiên cũng là thay lời bày tỏ tấm lòng thành kính và nguyện cho ông bà an nghỉ. Đồng thời, có thêm một mâm cúng cho các vong linh được yên nghỉ.
- Ăn chay, hướng thiện, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, làm việc tốt, nhằm hồi hướng công đức cho đấng sinh thành. Hơn nữa, điều này còn giúp bạn thêm thư thái, vui vẻ.
- Phóng sinh: đây là việc được làm nhiều trong ngày lễ này. Phóng sinh nhằm để mang đến sức khỏe, ít bệnh tật cũng như ích phúc đức cho tổ tiên, gia đình.
Hình ảnh mùa Vu Lan
- Thả hoa đăng: Vào dịp rằm tháng 7, thả hoa đăng cũng là một nét văn hóa thường thấy. Hoa đăng cúng tượng trưng cho những lời cầu nguyện, lòng thành kính của con gái gửi đến mẹ cha, mong cầu hạnh phúc, an lành.
6.2. Những việc không nên làm
Tháng 7 âm lịch còn được gọi là tháng cô hồn khi các vong linh từ địa ngục được siêu thoát trở về dương gian. Bên cạnh những việc nên làm, để không phải gặp những điều không may, trong dịp lễ Vu lan nên kiêng kỵ những việc như sau:
- Không nên sát sinh để tránh những điều không may, đau ốm.
- Hạn chế mua sắm.
- Hạn chế khai trương, mở cửa hàng, xây nhà, cưới hỏi.
- Không nên đi chơi đêm.
- Không phơi quần áo ngoài trời lúc chiều tối và buổi tối.
- Không nhổ lông chân.
- Tránh tắm, bơi lội dưới sông, ao hồ.
- Không nên gây gổ, làm điều xấu.
Lưu ý: trên đây là những quan niệm thuộc tín ngưỡng dân gian và tùy theo từng vùng miền và niềm tin mỗi người sẽ có sự khác nhau.
7. Nên cúng lễ Vu Lan báo hiếu tại nhà không? Cách cúng lễ Vu Lan rằm tháng 7
Cúng Lễ Vu Lan rằm tháng 7 là nghi lễ thể hiện tấm lòng báo hiếu, tri ân đến tổ tiên. Nên bạn hoàn toàn có thể tự tay chuẩn bị mâm cúng và tiến hành ngay tại nhà.
Nếu gia đình theo Phật Giáo, bạn có thể làm lễ Vu Lan trước ở chùa, rồi mới về nhà để làm lễ thắp hương tưởng nhớ tới gia tiên, cửu huyền thất tổ và bày tỏ tấm lòng thành kính, hiếu thảo.
7.1. Giờ chuẩn cúng lễ Vu Lan
Người ta cho rằng buổi sáng là thời điểm phù hợp để làm lễ cầu siêu, báo hiếu cho ông bà, cha mẹ. Theo truyền thống ông bà ta từ xưa đến này, cúng lễ Vu lan được làm vào ngày Rằm tháng 7 hàng năm.
Nhưng do thời buổi ngày càng hiện đại, mọi người đều bận rộn với cuộc sống và công việc riêng. Nên vẫn có nhiều gia đình tổ chức cúng rằm tháng 7 vào ngày 14 hoặc 16/7 Âm lịch.
7.2. Cách trình bày mâm cúng lễ Vu lan Rằm tháng 7 chỉn chu, đầy đủ nhất
- Mâm cúng thần linh: Bày trí các món chay lên mâm đầy đủ. Sau đó, kèm thêm chuẩn bị mâm ngũ quả, nhang đèn để cúng Phật.
- Mâm cúng gia tiên: Thường là các dâng mâm cúng mặn, có đầy đủ giấy tiền, vàng mã, nhang đèn. Khi cúng gia tiên xong, người ta sẽ đốt các giấy tiền, vàng mã, nhằm giúp người âm có thêm của cải, tiền tài để sống sung túc.
- Cúng chúng sinh: Mâm cúng chuẩn bị gồm có muối, đường, gạo, cháo, hoa quả và tùy chọn những món khác do gia đình chuẩn bị. Thường sẽ chúng chúng sinh ngoài trời, trước sân. Khi cúng xong, rải gạo, muối, đường, nước ra 5 phương 4 hướng.
8. Một số điểm khác biệt khi Cúng lễ Vu Lan khác với cúng Cô hồn
Sau đây là bảng phân biệt đặc điểm của cúng Vu Lan và cúng Cô hồn:
Đặc điểm |
Cúng Vu Lan |
Cúng Cô Hồn |
Thời điểm cúng |
Sáng 15/7 âm lịch |
Chiều từ ngày 2/7 đến ngày 14/7 âm lịch |
Mâm cúng |
Gồm 2 mâm cúng: mâm chay và mâm mặn. Món ăn không bắt buộc, tùy vào điều kiện và hoàn cảnh của từng gia đình. |
Mâm cúng bắt buộc phải có muối, gạo, cháo, vàng mã, tiền giấy, bỏng ngô. Khi cúng xong, cần rải gạo muối và bánh ra ngoài sân, đốt giấy tiền, vàng mã. |
Mục đích |
Bày tỏ tấm lòng thành kính, biết ơn |
Xua đuổi ma quỷ, cầu bình an |
Vị trí đặt mâm cúng |
Bàn thờ Phật, bàn thờ gia tiên ở trong nhà. |
Đặt ngoài sân. |
Dù có những điểm khác biệt nhất định, song, cả 2 lễ cúng Vu Lan và lễ cúng Cô hồn đều là nghi thức tín ngưỡng tâm linh không thể thiếu trong dịp tháng 7 âm lịch. Việc cúng lễ đều nhằm thể hiện sự thành kính, tri ân, báo hiếu cùng mong cầu bình an cho gia đình.
9. Chùa tổ chức lễ Vu Lan tại TP.HCM?
9.1. Lễ Vu Lan báo hiếu tổ chức tại Chùa Vĩnh Nghiêm
Chùa Vĩnh Nghiêm được biết đến là một danh lam, tạo ấn tượng bởi phong cách kiến trúc cổ điển và nhiều nét văn hóa đặc sắc.
Đây là ngôi chùa thích hợp để bạn đến tham gia Lễ Vu Lan báo hiếu. Dịp lễ Vu Lan, bạn có thể đến chùa tham gia các hoạt động tâm linh, hướng dẫn tâm sự và đọc kinh trong không gian thanh bình.
9.2. Chùa Pháp Hoa
Được biết đến là ngôi chùa nổi tiếng tại Sài Thành nên số lượng phật tử ghé thăm vào những dịp lễ lớn khá đông đúc. Trong dịp Lễ Vu Lan báo hiếu, Chùa Pháp Hoa là nơi tổ chức nhiều hoạt động tâm linh ý nghĩa.
9.3. Chùa Phổ Quang
Nằm giữa lòng thành phố, chùa Phổ Quang là không gian thanh tịnh, tâm linh giúp bạn tìm về sự bình an trong tâm hồn. Đến chùa vào ngày lễ Vu Lan, bạn có thể tham gia lễ cầu siêu cho ông bà, cha mẹ đã khuất và dâng hương cầu nguyện.
9.4. Chùa Diệu Pháp
Vào dịp lễ Vu Lan, chùa Diệu Pháp thường tổ chức thả hoa đăng, phóng sinh thu hút đông đảo Phật tử, người dân đến tham gia.
Năm nay, chùa vẫn tổ chức lễ hoa đăng "Hạnh hiếu là hạnh Phật" lúc 19 giờ ngày 13.7 âm lịch (tức ngày 16.8 dương lịch).
9.5. Chùa Hoằng Pháp
Được biết đến là một trong những ngôi chùa nổi tiếng với lịch sử lâu đời và không gian thanh tịnh. Trong dịp lễ Vu Lan, chùa Hoằng Pháp cũng tổ chức những nghi thức thiêng liêng như lễ cài hoa hồng, lễ cầu siêu và thắp nến tri ân.
10. Một số hình ảnh lễ Vu Lan báo hiếu cảm động nhất 2024
Một mùa Vu Lan báo hiếu 15/7 nữa lại về, thông qua dịp Vu Lan, ta có thể bày tỏ tấm lòng thành kính, biết ơn sâu sắc đến các đấng sinh thành. Trên đây là những thông tin về ngày cúng Lễ Vu Lan rằm tháng 7 mà Nội thất Viva muốn gửi đến bạn đọc. Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức hữu ích.
Ngày nay, tinh thần đạo hiếu đang rất được đề cao. Chúc cho tất cả những người con trên thế gian này luôn tròn đạo hiếu, thờ kính, thương yêu tổ tiên, cha mẹ. Để những đứa con ấy sẽ lớn khôn nên người.
Nếu thấy hữu ích, hãy chia sẻ đến bạn bè của mình và đừng quên theo dõi tin tức của noithatviva.vn để đón đọc thêm nhiều bài viết hữu ích khác. Đến Viva ngay để mua sắm đầy đủ các sản phẩm nội thất gia đình, nội thất phòng khách, nội thất phòng ngủ,... chất lượng, giá tốt với nhiều ưu đãi nhất.
Để được tư vấn chi tiết hơn về những dòng tủ quần áo, giường ngủ, bộ bàn ăn, tủ cánh kính,... hiện đang có tại Viva. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất.
✔️ Miễn phí giao hàng & lắp đặt nội thành
✔️ Hỗ trợ trả góp 0%
✔️ Bảo hành 2 năm
✔️ Bảo trì trọn đời
----------------------------------------------------------------
NỘI THẤT VIVA - TỐT GỖ TỐT CẢ NƯỚC SƠN
- Showroom 1: 160C Trường Chinh, P. 12, Q.Tân Bình, Tp.HCM
- Showroom 2: 606 Nguyễn Văn Quá, P. Đông Hưng Thuận, Q.12
- Xưởng sản xuất: 59/1 Đông Hưng Thuận 21, P. Đông Hưng Thuận, Quận 12, TP HCM
- Điện thoại: 0977.118.799 - 0933.118.799
- Email: info@noithatviva.vn
- Website: https://noithatviva.vn
- Fanpage: https://www.facebook.com/noithatviva.vn
- TikTok: https://www.tiktok.com/@noithatviva.vn
Xem thêm