Cách trang trí bàn thờ Ông Địa ngày Tết có nhiều điều cần chú ý để thu hút tài lộc, giúp mọi việc hanh thông, đón năm mới thuận lợi, phát tài, phát lộc.
Vậy trang trí bàn thờ Ông Địa ngày Tết cần gì, bày biện ra sao? Hãy cùng tham khảo nội dung chi tiết dưới đây bạn nhé!
1. Cách trang trí bàn thờ Ông Địa ngày Tết có những gì?
1.1. Bài vị Ông Địa - Thần Tài
Bài vị Ông Địa - Thần Tài có ý nghĩa quan trọng, cần lựa chọn cẩn thận, rước tài lộc và may mắn cho gia đình.
Đối với việc chuẩn bị bài vị, gia chủ cần chú ý lựa chọn những bài vị có khắc 4 chữ "Chiêu Tài Tiến Bảo" hoặc hai câu đối ý nghĩa như "Thổ năng sinh bạch ngọc – Địa khả xuất hoàng kim".
Những chữ và câu đối này không chỉ làm tăng giá trị tâm linh mà còn thể hiện sự thành kính trong truyền thống tín ngưỡng dân gian.
1.2. Bát hương
Cúng Ông Địa ngày Tết hay ngày thường đều luôn có bát hương. Đây là vật phẩm thờ cúng quan trọng, xuất hiện trên mọi bàn thờ.
Trong dịp trang trí Tết bàn thờ Ông Địa, nếu bát hương có quá nhiều chân nhang, gia chủ có thể khấn xin rút tỉa chân nhanh để đảm bảo sự thẩm mỹ. Điều này tôn lên giá trị tâm linh và lòng kính trọng với các vị thần, thể hiện sự chân thành và quan tâm đặc biệt trong việc thờ cúng Ông Địa - Thần Tài.
1.3. Hũ muối, gạo, nước
Khi trang trí Tết bàn thờ Ông Địa, việc chuẩn bị và thay mới 3 hũ muối, gạo, nước là rất cần thiết.
Gia chủ tiến hành thắp hương, lấy các hũ muối, gạo, nước ra rải xung quanh nhà rồi thay bằng nguyên liệu mới.
Theo quan niệm ông bà xưa truyền lại, ba hũ này tượng trưng cho mong muốn hạnh phúc và sự giàu có. Đồng thời, cũng là biểu tượng của sự tôn trọng và tri ân đối với tổ tiên, ông bà đã khuất.
1.4. Tượng Ông Cóc
Cách trang trí bàn thờ Ông Địa ngày Tết cũng cần có tượng Ông Cóc – biểu tượng hút tài lộc, may mắn cho gia đình.
Thông thường, buổi sáng khi mở cửa hàng, nên quay đầu Cóc hướng ra phía ngoài. Đến cuối ngày làm việc, quay đầu Cóc trở về phía bàn thờ. Thực hiện như vậy đều đặn, kể cả dịp Tết để đón lộc, tiền tài mà không sợ thất thoát.
1.5. Bát nước Minh Đường Tụ Thủy
Trưng bày bàn thờ Ông Địa cần chuẩn bị một bát nước to có thả cánh hoa ở trên. Bát nước này có ý nghĩa cầu may, giữ tiền bạc cho gia đình không bị hao hụt nhiều, làm ăn phát tài phát lộc đều đều.
1.6. Mâm ngũ quả
Mâm ngũ quả đã quá quen thuộc, không thể thiếu trong cách trang trí bàn thờ Ông Địa ngày Tết.
Các loại quả được lựa chọn để hoàn thiện mâm ngũ quả có thể kể đến như: phật thủ, nải chuối xanh, bưởi, xoài, đu đủ, lê, đào, hồng, lựu... (đối với các gia đình miền Bắc) hay cầu (mãng cầu) – dừa – đủ (đu đủ) – xài (xoài) – sung (đối với các gia đình miền Nam).
Mỗi loại quả mang ý nghĩa cầu may mắn, bình an và thịnh vượng, tài lộc. Ngoài các loại quả này, bạn cũng có thể cúng Ông Địa ngày Tết những loại quả truyền thống hoặc đặc sản địa phương...
1.7. Hoa chưng bàn thờ
Đa số các gia chủ chuẩn bị một bình hoa tự cắm. Tuy nhiên, không phải loại hoa nào cũng phù hợp để trang trí bàn thờ Ông Địa ngày Tết. Để đảm bảo hài hòa phong thủy, bạn có thể chọn những loại hoa như cúc, đồng tiền, lay ơn, mai, đào...
Ngoài ra, một bó tỏi hoặc một đĩa tỏi 5 củ cũng được coi là lễ vật trừ tà ma, nên đặt lên bàn thờ Ông Địa – Thần Tài, mang đến sự bình yên, thuận lợi, suôn sẻ.
2. Chi tiết cách trang trí bàn thờ Ông Địa ngày Tết đẹp, chuẩn phong thủy
Khi đã chuẩn bị đầy đủ các vật phẩm, đồ lễ trên, nên lau dọn bàn thờ sạch sẽ và tiến hành sắp xếp, trang trí Tết bàn thờ Ông Địa đảm bảo hợp phong thủy như sau:
+ Đặt bài vị Thần Tài – Ông Địa chính giữa bàn thờ, tủ thờ. Phía trước bài vị đặt tượng Thần Tài (bên trái) và Thần Đất, Ông Địa (bên phải).
+ Ba hũ muối, gạo, và nước đặt chính giữa, trước bài vị Thần Tài – Ông Địa. Đặt hũ nước ở chính giữa, hũ muối và hũ gạo ở hai bên.
+ Bát hương giữ nguyên vị trí ở phía trước ba hũ muối, gạo, nước. Sau đó, hai bên bát hương đặt Ông Cóc (bên trái) và lọ hoa (bên phải).
+ Xếp 5 chén nước hình chữ thập hoặc hình chữ Nhất ở phía trước bát hương.
+ Đặt bát nước Minh Đường Tụ Thủy phía trước 5 chén nước. Bên cạnh bát nước, đặt mâm ngũ quả.
Lưu ý, trưng bày bàn thờ Ông Địa với những vật phẩm, lễ cúng tỉ mỉ, chu đáo. Tuân theo cách trang trí bàn thờ Ông Địa ngày Tết đúng chuẩn nhất.
Không nên để hoa lá héo khi cúng Ông Địa ngày Tết. Không dùng hoa giả, trái cây giả để dâng lên bàn thờ.
=> Xem thêm:
- Từ A Đến Z Cách Trang Trí Bàn Thờ Ngày Tết Miền Bắc Chuẩn Đẹp 2024
- Bàn Thờ Nên Làm Bằng Gỗ Gì? Top 7 Gỗ Tự Nhiên Xịn Đẹp, Giá Trị Hấp Dẫn
- Các Mẫu Bàn Thờ Phật Đẹp, Nhiều Size, Nhiều Kiểu Được Yêu Thích Nhất
3. Tham khảo văn khấn Thần Tài, Ông Địa khi giao thừa
Trong thời khắc giao thừa, bước sang ngày đầu tiên của năm mới, gia chủ nên cúng Ông Địa ngày Tết với bài khấn tham khảo như sau:
Nam mô A-di-đà Phật (3 lần)
Nay phút Giao thừa năm cũ Mậu Tuất với năm mới Kỷ Hợi
Chúng con là :… sinh năm:...
Hành canh:... tuổi:..
Ngụ tại số nhà..., ấp/khu phố..., xã/phường..., quận/huyện/thành phố..., tỉnh/thành phố...
Phút Giao thừa vừa điểm, nay theo vận luật, tống cựu nghênh tân, giờ Tý đầu xuân, đón mừng Nguyên đán, tín chủ chúng con thành tâm, tu biện hương hoa phẩm vật, đốt nén tâm hương, dốc lòng bái thỉnh.
Chúng con kính mời: Ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, Hỷ Thần, Phúc đức chính Thần, ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch Tài Thần, các ngài bản gia Táo phủ Thần quân và chư vị Thần linh cai quản ở trong xứ này. Cúi xin giáng lâm trước án, thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ lại kính mời các vị vong linh tiền chủ, hậu chủ, y thảo phụ mộc ở trong đất này, nhân tiết giao thừa, giáng lâm trước án, chiêm ngưỡng tân xuân, thụ hưởng lễ vật.
Nguyện cho tín chủ, minh niên khang thái, vạn sự cát tường, bốn mùa được bình an, gia đạo hưng long, thịnh vượng.
Tâm thành cầu nguyện, lễ bạc tiến dâng, cúi xin chứng giám.
Nam mô A-di-đà Phật (3 lần)
4. Một số mẫu bàn thờ áp dụng cách trang trí bàn thờ Ông Địa ngày Tết chuẩn đẹp đáng tham khảo
4.1. Trang trí bàn thờ Ông Địa ngày Tết với bàn thờ mái chùa
Bàn thờ Ông Địa, bàn thờ Thần Tài mái chùa thường có kiểu dáng truyền thống, được trang trí mỹ thuật cầu kỳ với những hoa văn, chạm khắc tinh xảo.
Khi trang trí Tết bàn thờ Ông Địa với mẫu bàn thờ này, khu vực thờ cúng sẽ rất đẹp mắt, thu hút ánh nhìn.
4.2. Cách trang trí bàn thờ Ông Địa ngày Tết với bàn thờ mái bằng
Bàn thờ Ông Địa mái bằng thường có kiểu dáng hiện đại và ít chi tiết hơn. Gia chủ yêu thích phong cách nội thất phòng thờ đơn giản thường lựa chọn mẫu thiết kế này.
Trưng bày bàn thờ Ông Địa mái bằng tương tự bàn thờ Ông Địa mái chùa nhưng nhờ mặt phẳng phía trên nên bạn có thể bài trí tượng Phật Di Lặc, gia tăng tính thẩm mỹ và phong thủy.
Với cập nhật đầy đủ cách trang trí bàn thờ Ông Địa ngày Tết này, mong rằng bạn đã có được thông tin hữu ích để tự tin trang trí bàn thờ Tết hút tài lộc, may mắn cho gia đình.
Hiện các sản phẩm có đầy đủ tại thương hiệu Nội Thất Viva, bạn có thể ghé tham quan mua sắm, lựa chọn mẫu bàn thờ Ông Địa - Thần Tài phù hợp, vừa đẹp, vừa yên tâm chất lượng nhất!