Gỗ MFC là gì – Cấu tạo, ưu nhược điểm và ứng dụng phổ biến?
Gỗ MFC là vật liệu ván ép thuộc dòng gỗ công nghiệp đang được dùng phổ biến hiện nay. Loại gỗ này có ưu điểm khả năng chống ẩm cao hơn so với những loại gỗ thông thường. Sau đây là tất cả thông tin, giá thành và ứng dụng của loại vật liệu này. Cùng Nội thất Viva khám phá ngay nhé!
1. Gỗ MFC lõi xanh chống ẩm là gì?
MFC lõi xanh chống ẩm có tên đầy đủ là Melamine Face Chipboard (còn gọi là ván dăm chống ẩm) là loại gỗ công nghiệp được làm từ ván gỗ dăm có mặt độ thấp, tạo nên từ dăm gỗ tự nhiên.
Sau đó được ép ở áp suất và nhiệt độ cao để tạo thành kích thước ván gỗ quy chuẩn như ở những dòng gỗ CN khác. Cuối cùng là kết hợp cùng lớp giấy trang trí melamine hoàn thiện được dán ở phía trên bề mặt dăm gỗ.
Xem thêm chất liệu gỗ khác:
- Gỗ óc chó là gì? Đặc điểm và ứng dụng của loại gỗ này trong thiết kế nội thất
- Gỗ sồi (Gỗ Oak): Phân loại và ứng dụng gỗ sồi trong thiết kế nội thất
2. Cấu tạo của gỗ MFC
Gỗ MFC có cấu tạo 2 lớp gồm:
- Lớp trong: là dăm gỗ được máy băm từ các thân gỗ tự nhiên rừng trồng ngắn ngày như: bạch đàn, cao su… Đây cũng chính là phần cốt ván ép MFC lõi xanh. Khi sản xuất gỗ công nghiệp từ nguồn nguyên liệu này đảm bảo rất thân thiện với môi trường.
- Lớp ngoài: là lớp phủ bề mặt được làm từ Melamine. Lớp này còn có tên gọi là lớp bảo vệ phần cốt gỗ, sẽ giữ cho ván gỗ cứng và bền hơn, chống trầy xước. Đặc biệt là giúp tăng tính thẩm mỹ cao cho sản phẩm. Có đa dạng kiểu ván MFC phủ melamine với mẫu mã, màu sắc đến kiểu vân gỗ,… để bạn có nhiều sự lựa chọn.
Keo dính chống ẩm được dùng từ loại keo MUF (melamine urea formaldehyde) chuyên dụng. Nổi trội với khả chống thấm nước cao, chịu nước tốt. So với gỗ MDF thường, ở chất liệu MFC chống ẩm sẽ có màu xanh.
3. Quy trình sản xuất gỗ MFC
Được biết đến là loại vật liệu đang được dùng phổ biến trong thiết kế nội thất, ván gỗ MFC hoàn chỉnh sẽ được tạo thành từ quy trình 3 bước sau:
Bước 1: Sản xuất ván dăm
Đầu tiên, đưa các nguyên liệu thô như thân gỗ, cành, các bìa bắp, đầu mẩu,… vào máy nghiền chuyên dụng. Và xử lý để cho ra các dăm nhỏ có kích thước khác nhau.
Sau đó, đem sấy ở nhiệt độ tiêu chuẩn và sàng lọc để đưa vào khâu trộn đều với các chất kết dính và chất phụ gia.
Bước 2: Tạo hình ván dăm theo yêu cầu
Hỗn hợp các dăm gỗ, chất phụ gia và chất kết dính sẽ được đưa vào tạo hình dựa trên các thông số về mật độ và độ dày. Tiếp đó, chúng sẽ được đưa vào ép sơ bộ và ép nóng dưới điều kiện nhiệt độ cũng như áp suất cao.
Bước 3: Hoàn thiện và phủ Melamine
Xét bỏ bớt đi các cạnh ván bị lỗi. Mài nhẵn cạnh và bề mặt của ván để đem đi kiểm định chất lượng trước khi ép phủ melamine trang trí lên trên.
Xem thêm: Gỗ MDF lõi xanh: ưu, nhược điểm và ứng dụng trong nội thất
4. Ưu và nhược điểm của gỗ công nghiệp MFC
+ Ưu điểm
- Bề mặt gỗ bền, khả năng chống trầy, chống cháy tốt.
- Mức giá rẻ hơn so với những dòng gỗ tương tự như MDF, Veneer khoảng 60%.
- Thi công trong thời gian khá nhanh, phù hợp đối với những dự án gấp vì không phải sơn phủ hoàn thiện.
- Độ bám chắc lên tường cao và bền hơn so với gỗ MDF.
- Quy trình sản xuất nghiêm ngặt, loại bỏ các tác nhân gây ẩm mốc, mối mọt.
- Màu sắc đa dạng với hơn 130 màu, gồm có các kiểu vân gỗ, màu giả đá, màu đơn sắc,… phù hợp trong hầu hết các không gian kiến trúc hiện đại.
- Đảm bảo khả năng chịu lực tốt, đặc biệt là rất bền bỉ với lực thẳng đứng.
- Chống mài mòn, trầy xước cao, giữ cho nội thất luôn bền đẹp cùng với tính thẩm mỹ cao.
- Ngoài ra, đây còn là loại gỗ thân thiện với môi trường, đảm bảo đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường, cũng như sức khỏe người tiêu dùng.
+ Nhược điểm
- Độ liền mạch thấp.
- Độ dày được nhận xét không cao.
- Bề mặt gỗ không tự nhiên.
5. Phân loại gỗ MFC
+ Dựa theo kích thước
- Loại chuẩn:
Kích thước và độ dày ở cốt gỗ MFC theo đúng chuẩn tại Việt Nam gồm có:
- Size trung kích thước: 1530 x 2440 x (18/25/30)mm
- Size lớn: 1830 x 2440 x (12/18/25/30)mm
- Kích thước size lớn: 1220 x 2440 x (9-50)mm
- Loại vượt khổ:
Nhằm phục vụ cho mục đích đa dạng hóa các ý tưởng thiết kế với kích thước và không gian lớn, kích thước ở ván gỗ MFC còn gồm cả những dòng vượt khổ khác có thể lên đến 1220 x 2745 x (18/25)mm.
+ Dựa theo đặc tính gỗ
- Loại thường:
Gỗ MFC loại thường gồm có đến 80 màu sắc khác nhau, đa dạng hình thái từ màu vân, trơn cho đến những chất liệu khác như: Oak (sồi), Walnut (gỗ óc chó), Ask (tần bì), Teak (giá tỵ), Cherry (xoan đào), Mahogary (gỗ dái ngựa), Beech (dẻ gai), Maple (gỗ thích), Trắc, Mun, Gỗ tần bì giả cổ, Nu vàng, Nu đỏ,...
- Loại chống ẩm
Loại MFC chống ẩm thường phù hợp để dùng được trong thiết kế các khu vực ngoài trời. Đặc biệt là ở những nơi phải tiếp xúc với nước thường xuyên. Gỗ MFC chống ẩm có lõi xanh, lớp bề mặt nhiều màu khác nhau, tương tự như màu của MFC dạng tiêu chuẩn.
- Loại phối 2 màu
Ngoài ra, MFC còn được sản xuất kèm thêm loại ván MFC có 2 màu sắc. Rất khó để người mua có thể phân biệt được rạch ròi đường nối giữa 2 màu sắc cốt gỗ.
6. So sánh gỗ MFC và MDF loại gỗ nào tốt hơn?
Tiêu chí/ Loại gỗ |
Gỗ MFC |
Gỗ MDF |
Kích thước chuẩn |
1m22x2m44, dày 18 ly |
1m22x2m44, dày 18 ly |
Giá bán theo tấm trung bình |
240.000đ |
280.000đ |
Mật độ gỗ
|
160 – 450kg/1m³ (thấp)
|
600 – 800kg/ 1m³(trung bình)
|
Ứng dụng
|
Bàn làm việc, bàn giám đốc, bàn họp, tủ tài liệu, tủ hồ sơ….
|
Nội thất gia đình: Giường ngủ, tủ quần áo, tủ giày, kệ tivi, bàn trà, kệ trang trí, giá sách…. |
Quy cách thiết kế
|
Dạng khối phẳng, khả năng chịu lực kém
|
Dạng khối liên kết phức tạp hơn, chịu lực tốt hơn
|
Giá thành
|
Thấp Hơn |
Cao Hơn |
Xem thêm về:
7. Ứng dụng gỗ MFC trong không gian
Hiện nay, nội thất gỗ MFC đang rất được ưa chuộng ở các công trình cần thời gian thi công ngắn. Và chiếm đến hơn 80% sản lượng nội thất gỗ công nghiệp được sản xuất trong mỗi năm.
Được dùng là nội thất văn phòng để tăng độ bền và khả năng chống ẩm cao hơn. Mức giá khi làm các món đồ văn phòng như: bàn làm việc, bàn họp văn phòng, tủ tài liệu, tủ giày… thì chỉ cao hơn 1 chút so với mặt bằng chung.
Với những văn phòng có vị trí thấp và độ thông thoáng không cao. Có thể dùng các loại bàn ghế, bàn họp bằng gỗ MFC lõi xanh chống ẩm hàng đặt theo yêu cầu. Hiện nay, trên thị trường có đa dạng các loại bàn ghế văn phòng đóng sẵn, thường dùng MFC thường.
Dùng để làm những món nội thất gia đình ít chịu lực nhưng chịu ẩm như: tủ bếp; tủ giày dép; bàn trang điểm, mặt bàn ăn; mặt bàn trà,…
Kết hợp cùng với những món đồ nội thất như tủ bếp để giảm chi phí. Cụ thể, có nhiều thiết kế tủ bếp được làm chủ yếu từ loại MDF chống ẩm. Tuy nhiên, ở cánh cửa hay phần hậu lưng không phải chịu nhiều tác động lực. Nên hoàn toàn có thể thay thế bằng loại gỗ MFC để giảm chi phí với những gia đình muốn làm theo yêu cầu.
Chất lượng sản phẩm hoàn toàn không bị ảnh hưởng. Đây là bí kíp để tận dụng các nguyên liệu làm đồ nội thất vừa đảm bảo chất lượng vừa tiết kiệm chi phí nhất.
Xem thêm: Tủ Bếp Gỗ Công Nghiệp Hiện Đại Chống Ẩm, Gỗ An Cường Thiết Kế May Đo Theo Yêu Cầu Báo Giá
8. Nội thất Viva – Đơn vị sản xuất thi công Nội thất uy tín tại TP.HCM
Nội thất Viva được biết đến là đơn vị sản xuất đa dạng các đồ dùng nội thất văn phòng, nội thất gia đình như: tủ giày dép, bàn trang điểm, bàn kệ tivi, bàn ghế ăn, giường ngủ. Ngoài ra Viva còn nhận đặt hàng may đó, sản xuất theo yêu cầu. Tất cả các món nội thất đều được sản xuất trực tiếp tại Nội thất Viva, không qua khâu trung gian. Đảm bảo quý khách hàng mua được với mức giá tận gốc, chất lượng bền đẹp uy tín!
Trên đây là những thông tin cơ bản về gỗ MFC. Quý vị có thể xem đầy đủ những loại gỗ công nghiệp khác tại bài viết: Bảng giá các loại gỗ công nghiệp phổ biến, chi tiết mới nhất. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp quý vị hiểu được những điều cơ bản về loại gỗ MFC này.
Rất hân hạnh được phục vụ quý khách hàng!
- Chào đón Thứ 6 đen tối, Viva mang đến cơ hội săn sale đỏ "độc nhất vô nhị"! Lộc lá chính là đây, chớ để vuột mất:
- Ưu đãi toàn ngành hàng giảm sâu đến 10%-30%
- Mua càng nhanh, giảm càng mạnh tay!
- Quà tặng siêu giá trị chờ bạn: mũ bảo hiểm thời trang, ấm pha trà cực chất...
Xem thêm