Gỗ cao su là gỗ gì? Làm nội thất có tốt không? Báo giá mới nhất
Gỗ cao su - loại gỗ rẻ, đẹp đang là lựa chọn hàng đầu cho nhà ở, văn phòng hay cửa hàng, quán cà phê. Đặc biệt, loại gỗ này được nhận xét rất thân thiện môi trường. Hãy cùng Nội thất Viva tìm hiểu ngay gỗ cao su có thật sự tốt hay không, và ứng dụng thực tế trong thi công nội thất.
1. Khái quát về gỗ cao su
1. 1. Gỗ cao su là gỗ gì?
Cây cao su sau khi đã được khai thác triệt để mủ và không còn khả năng cung cấp mủ nữa. Thì người ta chặt lấy cây này lẫy gỗ. Đó là gỗ cao su. Tên gọi tiếng anh là Rubber Wood hay ở Thái Lan gọi là Parawood.
Từ những năm 2000 trở lại đây, gỗ được tận dụng để đưa vào chế tác nội thất bởi những ưu điểm như chất lượng ổn định, vân gỗ đẹp.
Những cây cao su có độ tuổi trên 30 năm không còn cho mủ được xử lý thành nguyên liệu chế biến gỗ
Trong các loại gỗ tại Việt Nam, gỗ cao su thuộc nhóm VII, là loại gỗ có trọng lượng nhẹ, sức chống chịu không cao. Tuy nhiên, nhờ ứng dụng khoa học công nghệ, gỗ cao su được xử lý để tạo thành gỗ ghép. Đây là nguồn nguyên liệu quý giá và đang được nhiều người lựa chọn.
Xem thêm chất liệu gỗ khác:
1.2. Đặc điểm của gỗ
- Gỗ cao su có có các đặc điểm cấu tạo bạch và, u bướu, vết trích nhựa, và có số lượng mắt trên một mét chiều dài rất nhiều từ 4 đến 10 mắt.
- Chất gỗ này chỉ thích hợp cắt khúc với chiều dài là một mét và được xẻ bằng phương pháp xẻ xuyên tâm.
- Gỗ có màu sắc vàng nhạt tự nhiên, rất có ích trong sơn phủ sẽ tạo được màu sắc chân thực nhất.
Gia công chế biến gỗ cao su dễ dàng, thích hợp sản xuất ván ghép thanh và hàng mộc xuất khẩu. Ngoài ra, nhằm giúp quý khách hàng có thể đánh giá chất lượng gỗ, Nội thất Viva cũng cung cấp 1 số thông số vật lý:
- Khối lượng thể tích cơ bản ở dòng gỗ này là 550kg/m3.
- Ứng suất nén dọc là 451 kg/cm2, ứng suất uốn tĩnh 751 kg/cm2.
- Tỉ lệ co rút là 1,6.
1.3. Nguồn gốc của cây cao su
Cây cao su có nguồn gốc từ rừng mưa nhiệt đới Amazon. Tuy nhiên, đến hiện nay chúng đã được trồng phổ biến tại những vùng có khí hậu nhiệt đới trong đó có Việt Nam. Điều kiện sinh trưởng và phát triển của cây cao su là trong điều kiện thời tiết từ 22 đến 30 độ C.
Từ năm 1987, cây cao su bắt đầu được du nhập và trồng ở Việt Nam do bác sĩ Yersin trồng tại Nha Trang. Sau đó, chúng được nhân rộng hơn do chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp.
2. Cách nhận biết gỗ cao su
Màu sắc gỗ là đặc điểm nhận biết gỗ cao su dễ dàng nhất: gỗ có màu ánh vàng, xám, sáng tới màu nâu,… Thớ gỗ dày, ít co, vân gỗ gợn sóng đẹp mắt. Phù hợp để dùng được trong nhiều không gian nội thất khác nhau từ đơn giản đến sang trọng.
+ Các kiểu ghép gỗ cao su phổ biến
Thân gỗ có kích thước tương đối nhỏ. Do đó, cần được trải qua quy trình xử lý và ghép gỗ để tạo nên tấm ván lớn phục vụ cho sản xuất nội thất. Cụ thể, gỗ cao su được dùng trong các kiểu ghép như: ghép gỗ song song song, ghép đầu, ghép giác,…
- Ghép gỗ song song: ván gỗ cao su được ghép từ những thanh gỗ thẳng song song có cùng chiều, không bắt buộc phải cùng chiều rộng. Khi ghép xong, nhìn ngang sẽ thấy vết ghép là đường thẳng.
- Ghép nối đầu: đây là phương pháp dùng cho thanh gỗ với độ dày, độ dài khác nhau. Thanh gỗ được đánh mộng ở 2 đầu, và xẻ tạo răng so le để ghép lần lượt lại thành thanh gỗ dài hơn. Cứ tiếp tục ghép như vậy cho đến khi tạo nên tấm ván có kích thước tiêu chuẩn.
- Ghép giác: nối các thanh gỗ cao su thành khối liền và xẻ theo kích thước có sẵn, tiếp theo đó là ghép 2 khối gỗ có kiểu dáng, kích thước khớp nhau. Để tạo nên tấm gỗ lớn hoàn chỉnh nhất. Phương pháp ghép này tương đối phức tạp, cần sự kỳ công, tỉ mỉ và tay nghề cao.
+ Chất lượng gỗ
Người ta thường đánh giá theo thứ tự A, B, C cho chất lượng gỗ cao su ghép thanh.
Cụ thể:
- Chất lượng AA: Với cả 2 mặt gỗ có ưu điểm đảm bảo bền, đẹp, không đường chỉ đen, không mắt chế, đây là loại gỗ ghép cao su có chất lượng tốt nhất.
- Chất lượng AB: Đây là dòng gỗ có phần mặt A đẹp, mặt B kém hơn (có một số mắt chết và chỉ đen).
- Chất lượng AC: Gỗ có mặt A đẹp, chất lượng mặt C kém hơn với nhiều mắt chết cùng đường chỉ đen. Phù hợp để dùng ốp tường hay ốp sàn.
- Chất lượng BC: gỗ có mặt B tương đối đẹp, kèm với mặt còn lại là mặt C có chất lượng kém hơn.
- Chất lượng CC: là loại gỗ cao su ghép kém cả hình thức và chất lượng, nên ít được đưa ra thị trường.
Xem thêm:
3. Quy trình sản xuất gỗ cao su
Nội thất Viva sẽ đưa ra góc nhìn tổng quan nhất về các giai đoạn sản xuất cần trải qua, để tạo ra sản phẩm gỗ cao su bền, đẹp này. Để từ đó khách hàng nắm cụ thể hơn tính chất và đánh giá cho chất lượng ở loại gỗ.
Để khách hàng có thể hiểu rõ hơn về tính chất cũng như đánh giá chất lượng về loại gỗ này. Xem xem liệu có phù hợp với các món đồ đạc của nhà mình không nhé.
- Giai đoạn 1: Xẻ gỗ, phân loại
Sau quá trình lấy mủ, các cây cao su sẽ bị đốn hạ. Do đặc điểm kích thước thân cây không quá lớn, nên sẽ được xẻ ra thành các tâm để ghép nối lại thành tấm lớn.
- Giai đoạn 2: Xử lý hóa chất
Sau khi đã qua cưa, xẻ, thanh gỗ cao su sẽ được ngâm và xử lý bằng hóa chất để chống mối mọt. Sau đó, gỗ đã qua xử lý tẩm áp lực ở môi trường chân không, và gia tăng độ bền cao hơn.
- Giai đoạn 3: Sấy gỗ
Sau đó là gỗ được đem đi tẩm sấy. Đây là bước quan trọng để tạo nên chất lượng và tuổi thọ cao hơn cho sản phẩm. Sau khi ngâm tẩm xong, thanh gỗ được cho vào lò sấy thích hợp với độ ẩm tiêu chuẩn chỉ còn trong khoảng 12%.
Gỗ đã qua tẩm sấy và đạt độ ẩm tiêu chuẩn sẽ được mang đi kiểm tra, đóng kiện và chuyển đến khu vực sản xuất để tạo thành ván ép. Với quy trình tẩm sấy này, chất liệu gỗ sẽ chắc chắn hơn, không sợ độ ẩm, sợ nước và chống mối mọt.
- Giai đoạn 4: Kiểm tra, phân loại và ép ván
Cuối cùng, tấm gỗ được ghép lại thành gỗ thành tấm. Được tiến hành với công nghệ hiện đại và có độ chính xác tuyệt đối. Và tạo thành ván ghép cao cấp sẵn sàng đưa vào chế tác thành nội thất.
Xem thêm:
4. Ưu - nhược điểm gỗ cao su
Gỗ cao su có tốt không? Ngày nay, gỗ cao su được xem là dòng gỗ lý tưởng để thay thế cho những dòng gỗ đắt tiền bởi có nhiều điểm cộng trong chất gỗ.
+ Ưu điểm
Cụ thể, những ưu điểm của gỗ gồm có:
- Bền bỉ, dẻo dai nhờ tính đàn hồi tự nhiên ở gỗ.
- Thân thiện với môi trường.
- Chống được ảnh hưởng từ những vật liệu dễ cháy hay tàn thuốc.
- Nếu chẳng may gặp hoả hoạn, vật liệu gỗ cao su cũng không thải ra chất độc hại.
- Nhờ có cấu tạo đặc biệt không ngậm nước, không thấm nước, nên gỗ có khả năng chống nước tốt.
- Chất liệu gỗ dẻo dai, khi chế tác rất dễ uốn cong mà không bị gãy nứt.
- Độ ổn định ở gỗ cao, ít co giãn, phù hợp trong chế tác thành đồ nội thất.
- Mức giá thành phải chăng, phù hợp để dùng được trong những gia đình có kinh tế vừa phải.
+ Nhược điểm
Có thể kể đến những hạn chế của gỗ cao su như sau:
- Màu sắc và hệ vân gỗ ở ván ghép cao su không đồng nhất. Bởi được ghép từ nhiều thanh gỗ khác nhau. Tuy nhiên, điều này không làm ảnh hưởng đến chất gỗ.
- Gỗ có tính chất nhẹ và độ cứng không cao bằng so với những loại gỗ quý.
- Màu sắc gỗ vàng sáng, không phù hợp để dùng trong thiết kế cổ điển truyền thống.
- So với các dòng gỗ tự nhiên khác, gỗ cao su không có tuổi thọ cao bằng.
- Gỗ cao su có bị mối mọt không? Gỗ cao su thường có màu vàng nhạt, cùng độ ẩm khá cao nên rất dễ bị mối mọt. Theo đó, khi gia công các nhà sản xuất cần tẩm sấy kĩ càng.
- Không thích hợp để dùng gỗ ở những không gian ngoài trời. Bởi nước mưa dễ làm rửa trôi các hoá chất làm gỗ dễ bị mối mọt.
- Gỗ không thích hợp để đặt trong môi trường ẩm nhiều, độ ẩm quá cao.
5. Báo giá gỗ cao su tham khảo
Theo nguồn cung trên thị trường, giá gỗ cao su dao động từ 4 triệu đồng đến 7 triệu đồng/khối. Sau đây là bảng giá tham khảo:
Quy cách (Dài x Rộng x Cao (mm)) |
Loại |
Giá thành (vnđ/m3) |
65x65x450 |
Phôi gỗ cao su xẻ |
6,500,000 |
Gỗ xẻ, sấy |
5,800,000 |
|
Gỗ tẩm, sấy |
5,600,000 |
|
33×45/75×400 |
Phôi gỗ |
5,500,000 |
Gỗ xẻ, sấy |
4,800,000 |
|
Gỗ tẩm, sấy |
4,700,000 |
6. Ứng dụng của gỗ cao su trong thi công nội thất
Sau khi đã hiểu rõ hơn về tính chất của gỗ cao su, hẳn sẽ có không ít khách hàng thắc mắc những ứng dụng từ loại gỗ này.
Gỗ cao su có bền không? Trong thi công nội thất hiện nay, gỗ cao su ngày càng được ứng dụng rộng rãi. Bởi dòng gỗ tự nhiên này có giá thành rẻ, đa phần được dùng trong sản xuất những món nội thất không yêu cầu có độ bền quá cao.
Nhờ có đặc tính ổn định, ít co giãn, đây là loại gỗ thường được dùng trong sản xuất bàn ghế, kệ sách, bàn học, kệ gỗ, tủ quần áo, bàn ghế hoặc kệ trang trí trong quán cà phê, nhà hàng,…
Hãy cùng Nội thất Viva điểm qua những sản phẩm được nhiều người ưa chuộng từ chất liệu gỗ này nhé.
Bộ Bàn Ghế Ăn 4 Ghế Cabin Gỗ Cao Su Tự Nhiên Đẹp Giá Rẻ
Với màu sắc trang nhã, bàn ăn gỗ cao su phù hợp cho gian bếp chung cư hoặc căn hộ hiện đại
Bàn học sinh cho bé bằng gỗ cao su bền, đẹp, hiện đại, có giá trị thẩm mỹ cao
Bộ bàn café ghế Genny ghi điểm bởi các đường nét đơn giản và tinh tế
Bàn ăn cabin gỗ cao su mặt đá hoa cương BA-1704 có độ cứng cao, chịu nhiệt, chịu lực
Mời bạn xem video sau đây để nắm rõ hơn về sản phẩm nội thất từ gỗ cao su:
Trên đây, Nội thất Viva đã giới thiệu tới bạn về gỗ cao su - loại gỗ giá rẻ mà chất lượng. Hy vọng sẽ giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về đặc tính, ứng dụng từ gỗ cao su trong đời sống. Trong cuộc sống hiện đại, không thể phủ nhận được vai trò đến từ loại gỗ này trong nội thất đồ gỗ tự nhiên.
Và hãy nhớ truy cập ngay noithatviva.vn để tham khảo những mẫu thiết kế, sản phẩm mới của chúng tôi. Đến với Nội thất Viva, quý khách hàng có thể thỏa sức lựa chọn combo nội thất của nhà mình. Từ bàn ghế ăn, kệ tivi, tủ giày, sofa phòng khách, phòng ngủ, giường ngủ, … Hứa hẹn một cuộc mua sắm nội thất đầy thú vị và tiện ích đang chờ bạn!
✔️ Miễn phí giao hàng & lắp đặt nội thành
✔️ Hỗ trợ trả góp 0%
✔️ Bảo hành 2 năm
✔️ Bảo trì trọn đời
----------------------------------------------------------------
NỘI THẤT VIVA - TỐT GỖ TỐT CẢ NƯỚC SƠN
- Showroom 1: 160C Trường Chinh, P. 12, Q.Tân Bình, Tp.HCM
- Showroom 2: 606 Nguyễn Văn Quá, P. Đông Hưng Thuận, Q.12
- Xưởng sản xuất: 59/1 Đông Hưng Thuận 21, P. Đông Hưng Thuận, Quận 12, TP HCM
- Điện thoại: 0977.118.799 - 0933.118.799
- Email: info@noithatviva.vn
- Website: https://noithatviva.vn
- Fanpage: https://www.facebook.com/noithatviva.vn
- TikTok: https://www.tiktok.com/@noithatviva.vn
Xem thêm