Gỗ ghép: Phân loại và bảng giá ván ghép thanh mới nhất 2024

  • Gỗ ghép: Phân loại và bảng giá ván ghép thanh mới nhất 2024
  • Gỗ ghép: Phân loại và bảng giá ván ghép thanh mới nhất 2024
  • Gỗ ghép: Phân loại và bảng giá ván ghép thanh mới nhất 2024
  • Gỗ ghép: Phân loại và bảng giá ván ghép thanh mới nhất 2024
  • Gỗ ghép: Phân loại và bảng giá ván ghép thanh mới nhất 2024
  • Gỗ ghép: Phân loại và bảng giá ván ghép thanh mới nhất 2024
  • Gỗ ghép: Phân loại và bảng giá ván ghép thanh mới nhất 2024
  • Gỗ ghép: Phân loại và bảng giá ván ghép thanh mới nhất 2024
  • Gỗ ghép: Phân loại và bảng giá ván ghép thanh mới nhất 2024
  • Gỗ ghép: Phân loại và bảng giá ván ghép thanh mới nhất 2024
  • Gỗ ghép: Phân loại và bảng giá ván ghép thanh mới nhất 2024
  • Gỗ ghép: Phân loại và bảng giá ván ghép thanh mới nhất 2024
  • Gỗ ghép: Phân loại và bảng giá ván ghép thanh mới nhất 2024
  • Gỗ ghép: Phân loại và bảng giá ván ghép thanh mới nhất 2024
  • Gỗ ghép: Phân loại và bảng giá ván ghép thanh mới nhất 2024
  • Gỗ ghép: Phân loại và bảng giá ván ghép thanh mới nhất 2024
  • Gỗ ghép: Phân loại và bảng giá ván ghép thanh mới nhất 2024
  • Gỗ ghép: Phân loại và bảng giá ván ghép thanh mới nhất 2024
  • Gỗ ghép: Phân loại và bảng giá ván ghép thanh mới nhất 2024
  • Gỗ ghép: Phân loại và bảng giá ván ghép thanh mới nhất 2024
  • Gỗ ghép: Phân loại và bảng giá ván ghép thanh mới nhất 2024
  • Gỗ ghép: Phân loại và bảng giá ván ghép thanh mới nhất 2024
  • Gỗ ghép: Phân loại và bảng giá ván ghép thanh mới nhất 2024

Gỗ ghép đang là vật liệu được nhiều người lựa chọn bởi chất lượng và giá thành vô cùng hợp lý. Có thể dùng để thay thế cho gỗ tự nhiên trong sản xuất đồ gỗ nội thất văn phòng, nội thất gia đình, cửa hàng,... Vậy gỗ ghép là gì? Cùng Nội thất Viva tìm hiểu chi tiết toàn bộ thông tin về loại gỗ này qua bài viết dưới đây.

1. Gỗ ghép là gì?

Gỗ ghép hay còn gọi là ván ghép (Finger joint) là loại gỗ được chế tác bằng cách ghép các thanh gỗ tự nhiên, có kích thước nhỏ lại với nhau bằng chất kết dính.

Mặt cắt từ những khớp nối này tựa như những ngón tay đan vào nhau. Các thanh gỗ được ghép lại với nhau, tạo nên thiết diện bề mặt tấm ván lớn, có liên kết tốt.

Sau đó, đem ép dưới nhiệt độ và áp suất quy định để tạo thành bề mặt tấm ván có kích thước lớn, độ bền chắc và liên kết cao.

Cũng nhờ vậy, mà loại gỗ ghép này có tính thẩm mỹ cao, vẻ ngoài bắt mắt. Và khả năng chống ẩm, chống thấm và chịu lực cao, tốt hơn so với những dòng gỗ công nghiệp khác.

Để sản xuất gỗ ghép, các thanh gỗ đều trải qua quy trình xử lý nghiêm ngặt, hấp sấy, tẩm sấy theo dây chuyền công nghệ hiện đại.

Gỗ ghép: Phân loại và bảng giá ván ghép thanh mới nhất 2024

Xem đầy đủ những loại gỗ công nghiệp khác tại bài viết: Bảng giá các loại gỗ công nghiệp phổ biến, chi tiết mới nhất.

2. Cấu tạo của gỗ ghép

Được tạo nên từ 2 thành phần chính là thanh gỗ tự nhiên và chất kết dính đặc biệt.

+ Thanh gỗ

Phần này có thể sử dụng các thanh gỗ sản xuất tại xưởng. Hoặc tận dụng những thanh gỗ tự nhiên từ những khúc gỗ với đường kính nhỏ, không thể dùng để đóng thành các món đồ nội thất dạng lẻ.

Gia công những miếng gỗ từ các thanh gỗ với kích thước bằng nhau. Độ dày thường từ 12mm hoặc 18mm. Tất cả đều đã qua xử lý kỹ lưỡng từ quy trình tẩm sấy. Các loại gỗ được chế biến thành chất liệu gỗ tổng hợp như gỗ cao su, gỗ xoan đào, gỗ thông, gỗ sồi ghép, gỗ keo, gỗ quế, gỗ trampoline và gỗ truffle.

Gỗ ghép: Phân loại và bảng giá ván ghép thanh mới nhất 2024

+ Keo dán

Keo dán có vai trò mang đến sự liên kết chắc chắn từ các thanh gỗ lại với nhau. Người ra dùng những chất kết dính như urea formaldehyde (UF), phenol formaldehyde (PF) và polyvinyl axetat (PVAC).

Trong gia công nội thất, dòng keo được sử dụng phổ biến là keo UF, còn PE có hàm lượng formaldehyde cao được dùng phổ biến rộng rãi vật liệu ngoại thất.

Xem thêm: 

3. Quy trình sản xuất gỗ ghép

Quy trình tạo nên gỗ ghép gồm có 5 bước, cụ thể đó là:

Bước 1: Tiến hành sơ chế nguyên liệu gỗ đầu vào như vỏ cây, nhựa, mủ trong thân cây, các thanh gỗ với máy. Và phân loại thành các thanh gỗ tiêu chuẩn.

Bước 2: Xử lý các thanh gỗ bằng quá trình tẩm sấy nghiêm ngặt ở nhiệt độ quy định. Nhằm để loại bỏ các tác nhân gây nên nấm mốc và mối mọt. Và giảm thiểu được sự biến thiên từ thanh gỗ (giãn nở hoặc co rút) do tác động của ngoại cảnh.

Bước 3: Các đầu/cạnh của thanh gỗ được tẩm keo, tạo mộng. Sau đó ghép lại với nhau thành tấm lớn bằng máy với chiều dài tiêu chuẩn 1220x2440mm hoặc cắt với kích thước mong muốn. Dùng keo để xử lý và tăng thêm mật độ kết dính ở tấm gỗ tiếp đến.

Bước 4: Chà nhám và làm phẳng, nhẵn bề mặt tấm gỗ theo kích thước tiêu chuẩn hoặc tùy vào nhu cầu từ khách hàng và nhà sản xuất.

Bước 5: Ván thành phẩm được kiểm định lại chất lượng, và hoàn thiện sản phẩm từ những chi tiết nhỏ nhất trước khi lưu kho.

Gỗ ghép: Phân loại và bảng giá ván ghép thanh mới nhất 2024

Tham khảo thêm: Khám phá ván MDF phủ melamine là gì? Ưu điểm và ứng dụng trong đồ dùng nội thất

4. Ưu, nhược điểm của gỗ ghép

+ Ưu điểm

  • Về cơ bản, gỗ ghép thanh kế thừa từ những điểm cộng từ gỗ tự nhiên. Nhờ độ bền cơ lý, khả năng chịu nước, khả năng chịu lực tốt, loại gỗ này hoàn toàn có thể dùng để thay thế gỗ tự nhiên.
  • Khả năng chịu lực ở ván ghép thanh khá tốt nên được ứng dụng ở nhiều loại hình công trình xây dựng và nhà ở. Nhờ nguồn nguyên liệu sẵn có, loại gỗ này khá phổ biến, sản xuất dễ dàng.
  • Được tạo ra nhằm để tận dụng gỗ nhỏ, vụn. Nên sản phẩm đảm bảo thân thiện môi trường, giảm nhu cầu đối với những sản phẩm nội thất được làm từ gỗ tự nhiên.
  • Sản phẩm đã qua xử lý rất kỹ càng, nên không lo mối mọt, cong vênh. Đây cũng chính là đặc điểm nổi bật của gỗ ghép.
  • Đa dạng mẫu mã, bề mặt gỗ đã qua xử lý kỹ nên nhìn chung độ bền màu khá tốt, ít bị hoen ố, tránh trầy xước do va đập.
  • Ván gỗ ghép 18mm đã qua xử lý tỉ mỉ, cẩn thận nên độ bền cao, không thua kém gì so với gỗ tự nhiên.
  • Về giá thành, gỗ ghép thường rẻ hơn so với gỗ tự nhiên nguyên khối. Nên người dùng rất dễ dàng tìm mua và sử dụng.

Gỗ ghép: Phân loại và bảng giá ván ghép thanh mới nhất 2024

+ Nhược điểm

  • Bên cạnh những ưu điểm, gỗ ghép thường có màu sắc không đồng đều do được ghép từ nhiều thanh gỗ. Điều này gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ ở sản phẩm.
  • Để tăng tính thẩm mỹ và giá trị sử dụng hơn, những tấm ván gỗ ghép thanh này không dùng trực tiếp ở bề mặt nội thất, mà gỗ ghép phủ veneer/HPL lên bề mặt.
  • Cũng chính bởi điều này mà những sản phẩm gỗ ghép thường chỉ phù hợp ở những không gian không quá chú trọng đến tính thẩm mỹ, sang trọng. Hoặc với những gia đình có tài chính vừa phải.
  • So với các loại ván gỗ công nghiệp phổ thông khác, như ván MDF, ván HDF, ván dăm,… Những ứng dụng đến từ loại gỗ này đối với đồ nội thất (ở dạng tấm) vẫn còn hạn chế.

5. Phân loại gỗ ghép công nghiệp 

Dựa theo những tiêu chí về phân loại mặt gỗ và loại gỗ ban đầu, mà gỗ ghép được phân loại chất lượng AA, AB, AC – AD, BC, CD… Cụ thể bao gồm:

  • Gỗ ghép thanh chất lượng A/A

Ván ghép thanh chất lượng AA được đánh giá cao bởi chất lượng tốt nhất. Loại ván gỗ có hai bề mặt đẹp, không xuất hiện những đường chỉ đen hay mắt chết và màu sắc rất hài hòa.

Đây là loại gỗ thích hợp để bày trí được trong những không gian có yêu cầu cao về tính thẩm mỹ cao. Hoặc có thể dùng trong mục đích chế tác thành đa dạng những sản phẩm có mẫu mã và chất lượng cao.

Gỗ ghép: Phân loại và bảng giá ván ghép thanh mới nhất 2024

  • Gỗ ghép chất lượng A/B

Loại ván thanh ghép chất lượng AB gồm một mặt A - mặt gỗ đẹp, màu sắc tương đối đồng đều, và mặt B - mặt gỗ còn lại có chất lượng kém hơn, ít đường chỉ đen và mắt chết. Đây là loại gỗ thích hợp chế tác vách ngăn, mặt bàn, cửa, tủ,...

  • Gỗ ghép chất lượng A/C

Loại gỗ ghép này gồm có 2 mặt với chất lượng một mặt đẹp và mặt còn lại có chất lượng kém hơn, Với các khuyết điểm như đốm đen, mắt chết đường kính lớn >10mm hoặc điểm trừ ở ruột gỗ. Đây là loại gỗ phù hợp để dùng trong làm sàn nhà hay ốp tường.

Gỗ ghép: Phân loại và bảng giá ván ghép thanh mới nhất 2024

  • Gỗ ghép chất lượng B/C

Ván ghép thanh có chất lượng xếp hạng 3, khá kém. Cả 2 mặt đều có khuyết điểm, màu sắc không đồng đều. Trong đó, mặt B có ít khuyết điểm so với mặt còn lại.

  • Gỗ ghép chất lượng C/C

Loại ván ghép này có cả 2 mặt đều bị khuyết điểm nhiều so với chất lượng BC, bề mặt gỗ có thể bị mốc. Độ hoàn chỉnh từ cả chất lượng và tính thẩm mỹ đều không cao.

Ngoài ra, tùy theo kích thước, gồm có 2 loại phổ biến là gỗ ghép 1220mm x 2440mm và loại gỗ ghép 1000mm x 2000mm. Tuy nhiên, có thể tùy chỉnh được phần kích thước theo yêu cầu và sở thích của khách hàng.

Dựa theo độ dày, gồm có 3 loại phổ biến là gỗ ghép 12mm, 15mm và 18mm. Tùy theo nhu cầu đặt hàng, phần độ dày của tấm gỗ cũng có thể được thay đổi.

Gỗ ghép: Phân loại và bảng giá ván ghép thanh mới nhất 2024

Xem thêm: Gỗ MDF lõi xanh: ưu, nhược điểm và ứng dụng trong nội thất

6. Bảng giá các loại gỗ ghép thanh – ván ghép thanh

Sau đây là bảng giá tham khảo những loại gỗ ghép được sử dụng phổ biến trên thị trường hiện nay. Mức giá này sẽ có sự chênh lệch nhất định theo đơn vị thi công/cung cấp.  

STT

BẢNG GIÁ GỖ GHÉP THANH – VÁN ÉP THANH

 

LOẠI GỖ - ĐỘ DÀY

GIÁ GỖ GHÉP (VNĐ/TẤM)

1

GỖ CAO SU GHÉP (1220 x 2440mm)

Gỗ ghép cao su 8mm A/C

435.000

2

Gỗ ghép cao su 10mm loại A/A

515.000

3

Gỗ ghép cao su 12mm loại A/A

530.000

4

Gỗ ghép cao su 12mm phủ keo 2 mặt

615.000

5

Gỗ ghép cao su 15mm loại A/A

625.000

6

Gỗ ghép cao su 17mm loại A/A

695.000

7

Gỗ ghép cao su 17mm loại A/A phủ keo 2 mặt

780.000

8

GỖ GHÉP TRÀM

Gỗ ghép tràm 12mm A 1,2m x 2,4m

 

540.000/ tấm

9

Gỗ ghép tràm 10mm A 1,2m x 2,4m

500.000/ tấm

10

Gỗ ghép tràm 15mm B 1m x 2m

490.000/ tấm

11

Gỗ ghép tràm 15mm A 1,2m x 2,4m

520.000/ tấm

12

Gỗ ghép tràm 17mm B 1m x 2m

620.000/ tấm

13

Gỗ ghép tràm 17mm A 1,2m x 2,4m

 

660.000/ tấm

14

Gỗ ghép tràm 25mm 1,2m x 2,4m

870.000/ tấm

Ngoài các dòng gỗ ghép thanh, ván gỗ sồi ghépgỗ ghép phủ veneer,  Nội thất Viva còn cung cấp những loại ván ép khác như ván MDF, ván MDF phủ melamine, ván MDF phủ veneer chất lượng, giá thành cạnh tranh, luôn được kiểm soát tốt nhất. Vui lòng liên hệ ngay đến hotline 0977 118 799 để chúng tôi tư vấn và báo giá.

 

Xem thêm về:

7. Ứng dụng nội thất gỗ ghép thanh và ván ghép thanh

Nhờ ưu điểm giá thành không quá cao, gỗ ghép thanh được ứng dụng phổ biến trong trang trí nội thất phòng bếp, phòng ngủ, phòng khách. Ngoài ra, loại ván gỗ này còn được dùng làm ván ốp tường, ván ốp trần cùng những chi tiết dạng tấm phẳng.

Không những được dùng trong nội thất gia đình, mà gỗ ghép còn được ứng dụng trong sản xuất những món nội thất văn phòng, showroom, cửa hàng. Đặc biệt là trong sản xuất tủ, kệ,...

Gỗ ghép: Phân loại và bảng giá ván ghép thanh mới nhất 2024

Đặc biệt, trong ngành xây dựng, ván gỗ ghép giá rẻ được sử dụng trong các kết cấu dầm, làm tấm ván khuôn cho ngành bê tông. Ngoài ra, ván ghép thanh cũng được sử dụng nhiều trong nội thất: sản xuất đồ nội thất, làm phụ kiện cho ngành cửa sổ gỗ,…

 

Xem thêm: Tủ Bếp Gỗ Công Nghiệp Hiện Đại Chống Ẩm, Gỗ An Cường Thiết Kế May Đo Theo Yêu Cầu Báo Giá

Bài viết trên vừa cung cấp tất tần tật thông tin về loại gỗ ghép thanh, cũng như tham khảo ứng dụng gỗ ghép thanh. Hy vọng rằng sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích về loại vật liệu này. Và có được lựa chọn phù hợp nhất cho nhà ở của mình nhất.

Hãy truy cập vào mục cẩm nang nội thất của Nội thất Viva để tìm hiểu thêm nhiều thông tin thú vị khác!

Xem thêm chất liệu gỗ khác:

✔️ Miễn phí giao hàng & lắp đặt nội thành

✔️ Hỗ trợ trả góp 0%

✔️ Bảo hành 2 năm

✔️ Bảo trì trọn đời

----------------------------------------------------------------

NỘI THẤT VIVA - TỐT GỖ TỐT CẢ NƯỚC SƠN

- Showroom 1: 160C Trường Chinh, P. 12, Q.Tân Bình, Tp.HCM

- Showroom 2: 606 Nguyễn Văn Quá, P. Đông Hưng Thuận, Q.12

- Xưởng sản xuất: 59/1 Đông Hưng Thuận 21, P. Đông Hưng Thuận, Quận 12, TP HCM

- Điện thoại: 0977.118.799 - 0933.118.799

- Email: info@noithatviva.vn

- Website: https://noithatviva.vn

- Fanpage: https://www.facebook.com/noithatviva.vn

- TikTok: https://www.tiktok.com/@noithatviva.vn




Tin tức liên quan

Gỗ sồi (Gỗ Oak): Phân loại và ứng dụng gỗ sồi trong thiết kế nội thất

Gỗ sồi (Gỗ Oak): Phân loại và ứng dụng gỗ sồi trong thiết kế nội thất

153 Lượt xem

Gỗ Acrylic là gì? Những ứng dụng của gỗ Acrylic trong thiết kế nội thất

Gỗ Acrylic là gì? Những ứng dụng của gỗ Acrylic trong thiết kế nội thất

168 Lượt xem

Top 10 loại gỗ tự nhiên phổ biến nhất và ưu, nhược điểm từng loại

Top 10 loại gỗ tự nhiên phổ biến nhất và ưu, nhược điểm từng loại

126 Lượt xem

Gỗ óc chó là gì? Đặc điểm và ứng dụng của loại gỗ này trong thiết kế nội thất 

Gỗ óc chó là gì? Đặc điểm và ứng dụng của loại gỗ này trong thiết kế nội thất 

687 Lượt xem

Bảng giá các loại gỗ công nghiệp phổ biến, chi tiết mới nhất

Bảng giá các loại gỗ công nghiệp phổ biến, chi tiết mới nhất

197 Lượt xem

Gỗ cao su là gỗ gì? Làm nội thất có tốt không? Báo giá mới nhất

Gỗ cao su là gỗ gì? Làm nội thất có tốt không? Báo giá mới nhất

84 Lượt xem

Khám phá ván MDF phủ melamine là gì? Ưu điểm và ứng dụng trong đồ dùng nội thất

Khám phá ván MDF phủ melamine là gì? Ưu điểm và ứng dụng trong đồ dùng nội thất

265 Lượt xem

Giường tròn độc đáo, sành điệu– xu thế mới khi lựa chọn nội thất phòng ngủ

Giường tròn độc đáo, sành điệu– xu thế mới khi lựa chọn nội thất phòng ngủ

111 Lượt xem

Gỗ Cẩm: Đặc tính, cách nhận biết và ứng dụng trong nội thất

Gỗ Cẩm: Đặc tính, cách nhận biết và ứng dụng trong nội thất

499 Lượt xem

Gỗ MDF là gì? Có mấy loại? Ưu nhược điểm và bảng giá gỗ MDF mới nhất

Gỗ MDF là gì? Có mấy loại? Ưu nhược điểm và bảng giá gỗ MDF mới nhất

230 Lượt xem

Sản phẩm liên quan


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng
Chat Messenger
Chat Facebook
Chat Zalo Chi Nhánh Quận 12
Zalo CN Quận 12
Chat Zalo Chi Nhánh Quận Tân Bình
Zalo CN Tân Bình
Gọi Chi Nhánh Quận 12
Gọi CN Quận 12
Gọi Chi Nhánh Quận Tân Bình
Gọi CN Tân Bình

Nội thất Viva kính chào quý khách

Thời gian làm việc:

  • 8:00 - 21:00 (từ Thứ 2 đến CN hàng tuần)
  • Vui lòng chọn kênh liên hệ bên dưới 👇👇👇